Hàm giả tháo lắp trên implant được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi khả năng ăn nhai chắc chắn và tính thẩm mỹ cao. Vậy hàm giả tháo lắp trên implant là như thế nào? Có ưu nhược điểm gì? Có các dạng hàm tháo lắp trên implant nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Hàm tháo lắp trên Implant là gì?
Hàm tháo lắp trên implant là phương pháp phục hình răng mất có sự kết hợp của hàm giả tháo lắp và trồng răng implant. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ tiến hành cấy ít nhất 2 trụ implant làm từ vật liệu titanium vào xương hàm làm điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Cả 2 được liên kết với nhau thông qua khóa cài.
Ưu điểm của hàm tháo lắp trên implant:
- Độ vững chắc như răng thật, không kích ứng lợi gây đau, hay bị lệch ra khỏi hàm trong quá trình sử dụng. Hàm giả tháo lắp giúp ăn nhai thoải mái, cảm nhận vị ngon của thức ăn.
- Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp trên implant rất cao, thời gian sử dụng hàm có thể lên tới 20 năm.
- Phù hợp với người mất răng lâu năm, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm.
- Tính thẩm mỹ tự nhiên như răng thật, giúp phòng tránh tiêu xương, hóp má.
Quy trình thực hiện làm hàm tháo lắp trên implant
- Buổi hẹn thứ 1: Thăm khám tổng quát
Trước khi cấy ghép bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim Conebeam CT toàn hàm để lên kế hoạch điều trị, cụ thể như: Vị trí cấy implant, số lượng xương cần cấy ghép. có cần nâng xoang hay ghép xương không.
- Buổi hẹn thứ hai: Lắp đặt hàm tạm hoặc thực hiện quy trình lấy dấu khớp cắn hiện tại.
Trước khi bắt đầu quy trình, bệnh nhân cần cung cấp thông tin đầy đủ về tiền sử bệnh toàn thân, bao gồm dị ứng kháng sinh, vấn đề về dạ dày, máu đông, tiểu đường, và tim mạch. Bác sĩ sẽ đồng thời chỉ định việc chụp phim conebeam, sau đó thực hiện khảo sát xương hàm, phân loại tình trạng, và lên kế hoạch điều trị. Bệnh nhân có thể được chụp X-quang tại phòng mạch hoặc được hướng dẫn đến trung tâm X-quang.
Kế hoạch điều trị sẽ được trình bày rõ ràng và minh bạch. Bác sĩ tại Nha Khoa Thùy Anh sẽ thảo luận với bệnh nhân về các phương pháp can thiệp khả dụng, dựa trên bằng chứng y khoa rõ ràng. Khi cả hai bên đồng thuận về các khía cạnh như chi phí, thời gian, bảo hành, thì quy trình sẽ chuyển sang bước thiết lập lịch hẹn thứ hai.
- Buổi hẹn thứ ba: Buổi hẹn phẫu thuật trồng răng implant All-on-4.
Trước buổi hẹn trồng răng implant All-on-4 vài giờ hoặc một ngày, bệnh nhân cần uống thuốc kháng sinh dự phòng để sẵn sàng cho cuộc mổ, có thể kéo dài khoảng 2 giờ. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành sát khuẩn và gây tê. Thuốc gây tê thường sử dụng trong trường hợp này là articaine hoặc lidocain.
Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện việc nhổ răng, mở lợi, và tạo hình vùng chuẩn bị cho cấy ghép. Một số nguyên tắc chung về kỹ thuật bao gồm:
- Chọn kích thước implant trong khoảng 10-18mm chiều dài và 3.75-4.5mm đường kính, tùy thuộc vào vùng xương hiện có.
- Đảm bảo độ torque cuối cùng khi siết implant là hơn 35N để đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất.
- Cấy 2 implant nghiêng góc 15 hoặc 30 độ phía sau và 2 implant thẳng phía trước. Implant nghiêng góc sẽ vị trí tương ứng với răng số 4 và 5.
- Sử dụng thước hướng dẫn để xác định hướng khoan implant cũng như đặt multi unit.
- Sau khi đặt trụ implant, nha sĩ đưa multi unit vào và bảo vệ chúng bằng các nắp bảo vệ màu trắng (healing caps), chúng cũng đóng vai trò trong quá trình lành thương mô lợi.
Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, nha sĩ tiếp tục lấy dấu hàm dưới, hàm trên, và dấu cắn để chuẩn bị cho răng tạm thời.
- Buổi hẹn thứ tư: Lắp đặt hàm tạm
Trong quá trình này, nha sĩ sẽ tạo ra hàm tạm bằng nhựa, siết chặt vào implant thông qua các xi lanh titanium. Một số yêu cầu về kỹ thuật cần được đảm bảo:
- Tạo nhiều điểm chạm nhất khi nhai, đảm bảo các điểm chạm đều và không có kênh cộm.
- Tạo hướng dẫn cho răng nanh để khi nghiến, hàm dưới chỉ chạm vào hàm trên ở vị trí răng nanh, trong khi các răng hàm sau cần nhả khỏi kết nối. Điều này là yêu cầu cần đạt được khi thiết kế phục hình trồng răng implant All-on-4.
- Tạo hướng dẫn cho răng cửa, khi đưa hàm dưới ra trước thì răng sau cần nhả khớp.
- Chỉ tạo đến vị trí kết nối của xi lanh, không tạo nhịp với hàm tạm trên.
Sau khi lắp đặt hàm tạm, bệnh nhân sẽ được đặt lịch cắt chỉ (hoặc không, tùy thuộc vào việc nha sĩ sử dụng loại chỉ tự tiêu). Đồng thời, nha sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn về cách chăm sóc hàm tạm tại nhà. Chú ý rằng, quá trình chế tác hàm tạm cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo việc tạo ra một khớp cắn chức năng lý tưởng cho bệnh nhân.
- Buổi hẹn 5: Phục hình cuối cùng
Tại thời điểm implant tích hợp xương, sau phẫu thuật từ 4-6 tháng. Các loại phục hình nha sĩ sẽ lựa chọn cho bạn gồm:
– Răng kim loại, răng toàn sứ đứng trên khung kim loại (framework) cứng chắc
– Hàm nhựa đứng trên thanh bar bằng titanium
– Răng toàn sứ trên sườn Zirconia, hoặc nhựa tổng hợp cao cấp…
Phục hình vĩnh viễn sẽ lấy khớp cắn theo thông tin đã tái lập từ hàm tạm bạn sử dụng quen thuộc mấy tháng qua, ngoài ra có thể sửa chữa một số lỗi nhỏ để đạt được mong muốn của cả bệnh nhân lẫn nha sĩ.
Những điều cần lưu ý khi làm hàm tháo lắp trên implant
- Đầu tiên là bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt để đảm bảo kết quả trồng răng tốt nhất, hạn chế biến chứng không tốt cho sức khỏe.
- Sau khi cấy ghép implant, cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin. Bên cạnh đó cần hạn chế đồ ăn quá cứng, dai hay chứa nhiều tinh bột, đường.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng thêm chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa, tránh viêm nhiễm vùng cấy ghép.
- Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ để có thể phát hiện những vấn đề bất thường (nếu có).