Có nên dùng hàm giả tháo lắp khi bị mất răng không? 

Với chi phí rẻ, thời gian phục hình nhanh chóng thì dù có nhiều bất tiện thì hàm giả tháo lắp vẫn được nhiều người tìm hiểu để thực hiện phục hình răng. Vậy có nên dùng hàm giả tháo lắp khi bị mất răng không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây. 

Hàm răng giả tháo lắp là như thế nào?

 

Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng mất xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Cấu tạo của hàm răng giả tháo lắp có cấu tạo gồm 1 hàm khung tháo lắp hoặc 1 nền hàm phía trên là các răng giả.  

Hiện nay, có ba loại khung hàm phổ biến, mỗi loại được sản xuất từ các chất liệu đặc biệt khác nhau gồm: khung hàm titan, khung hàm sắt, và khung hàm nhựa dẻo. Các khung hàm này đều được thiết kế để hỗ trợ và giữ cho các răng giả được cố định và ổn định trong quá trình sử dụng.

Phục hình răng mất bằng răng giả tháo lắp khá đơn giản, bác sĩ sẽ thực hiện chụp hàm tháo lắp lên vị trí răng mất, nắn chỉnh sao cho phần nướu giả chùm lên sát khít với nướu thật, không bị kênh cộm và neo giữ hàm giả chắc chắn hơn.

Ưu nhược điểm của răng giả tháo lắp 

Ưu điểm

Sử dụng dễ dàng

Trong quá trình làm răng hàm giả tháo lắp, chỉ cần đặt toàn bộ phần nền của hàm lên nướu, bao phủ xương hàm. Khi có nhu cầu vệ sinh hoặc không muốn cảm giác vướng víu khi đi ngủ, bạn có thể dễ dàng tháo lắp răng hàm giả ra khỏi bề mặt nướu.

Đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản

Làm răng hàm giả tháo lắp giúp cô chú khả năng ăn nhai cơ bản với các loại thực phẩm không quá cứng.

Khá an toàn với cơ thể

Thành phần cấu tạo của hàm giả tháo lắp đều được sản xuất trên nền các chất liệu được dùng phổ biến trong Y tế. Do đó, thành phần này không gây ngộ độc hoặc tạo ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với cơ thể.

Giá rẻ

Trong số các phương pháp phục hình răng mất toàn hàm hiện nay gồm cầu răng sứ, răng giả tháo lắp và trồng răng implant thì răng giả tháo lắp có chi phí rẻ nhất. Giá hàm giả tháo lắp 1.2tr -3tr tùy vào chất liệu răng và nền hàm/hàm khung tháo lắp cụ thể. 

Nhược điểm

Hạn chế khả năng ăn nhai

Khi làm răng giả tháo lắp toàn hàm cô chú sẽ không thể ăn được thực phẩm cứng và dai. Ngoài việc cô chú không thể thưởng thức được các món ăn yêu thích thì về lâu dài việc sử dụng hàm tháo lắp còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa do thức ăn không được nhai kỹ.

Gây khó chịu và bất tiện khi sử dụng

Hàm giả tháo lắp không chỉ lỏng lẻo, vướng víu trong miệng và dễ rơi ra khi sử dụng mà, khi dùng hàm giả tháo lắp cô chú cần phải vệ sinh hàm giả kỹ lưỡng nếu muốn đảm bảo tuổi thọ của răng giả.

Để lại nhiều hậu quả sau thời gian dài sử dụng

Dùng hàm giả tháo lắp cô chú sẽ phải đối diện với nguy cơ xương hàm bị tiêu. Trong thời kỳ này, dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt của cô chú sẽ trở nên rõ ràng nhất, đặc biệt là ở vùng xung quanh miệng. Ngoài ra, do bề mặt của nền hàm không khít với phần nướu, thức ăn dễ bám vào, gây ra mùi hôi miệng khó chịu.

Tuổi thọ thấp

Tuổi thọ sử dụng của phương pháp làm răng giả tháo lắp rất thấp. Trung bình sau khoảng 3 – 5 năm, cô chú sẽ cần thực hiện quá trình thay mới hàm răng giả bằng cách làm lại từ đầu.

Vậy có nên sử dụng hàm giả tháo lắp khi bị mất răng không?

Trước đây, khi ngành nha khoa chưa có những bước tiến vượt bậc như hiện tại thì việc sử dụng răng giả tháo lắp là bắt buộc khi bị mất răng. Nhưng hiện nay ngành nha khoa hiện đại đã cho ra đời phương pháp phục hình răng bằng implant giúp phục hình từ chân răng tới mặt nhai của răng mất. Bởi vậy bạn nên nên lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho tình trạng của mình vì việc sử dụng hàm giả tháo lắp về lâu dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.  

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc có nên sử dụng răng giả tháo lắp khi bị mất răng không. Sức khỏe răng miệng có liên quan rất lớn tới sức khỏe của cơ thể nên khi bị mất răng hãy cân nhắc đầu tư cho mình giải pháp tốt nhất bạn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat