Xương hàm mỏng là tình trạng phổ biến ở người mất răng lâu năm. Khi bị mất răng thì việc phục hình để đảm bảo chức năng ăn nhai là cần thiết. Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng xương hàm mỏng thì có trồng răng implant được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Xương hàm mỏng là như thế nào?
Ngoài chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thì răng còn có chức năng giữ ổn định xương hàm. Khi răng thì xương hàm sẽ giữ được thể tích và không bị tiêu. Với những bệnh nhân bị mất răng lâu năm xương thường tiêu nhiều, mặt lệch, đặc biệt là với răng số 6, 7.
Việc bảo tồn xương hàm có vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ môi má. Ở các khách hàng lớn tuổi, xương hàm khi mất răng sẽ còn lại rất mỏng, nhiều trường hợp không đủ để đặt chân răng implant nếu thực hiện trồng răng.
Xương hàm mỏng nghĩa là đang nói tới kích thước chiều trong, ngoài và tham chiếu đánh giá sự bình thường ở vùng xương cạnh đó khi vẫn còn nâng đỡ răng và chưa bị tiêu đi.
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ xương hàm
Để xác định mức độ tiêu xương hàm có thể cấy Implant được không thì cần đánh giá dựa trên số lượng và chất lượng xương hàm.
- Số lượng xương hàm
Xương hàm phải chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài và chiều rộng của một trụ Implant tối thiểu mới có thể thực hiện trồng răng. Trụ Implant nhỏ nhất hiện nay có chiều dài khoảng 6.0mm và đường kính nhỏ nhất là 3.0mm.
Bác sĩ sẽ dựa trên phim chụp CT 3 chiều để đánh giá chri số xương hàm và dựa trên phần mềm phân tích trực tiếp để đưa ra kết quả chính xác.
- Chất lượng xương hàm
Chất lượng xương hàm trong nha khoa được đánh giá dựa trên chỉ số HU (Hounsfield) – chỉ số thể hiện độ cứng chắc của xương. Và theo chỉ số này thì xương hàm sẽ được chia thành 4 cấp độ, cấp độ có chỉ số HU khoảng từ 350 – 1250 HU sẽ đạt yêu cầu để cấy ghép Implant.
Với các trường hợp khác, chất lượng xương hàm kém hơn thì yêu cầu rất cao về kỹ thuật và kinh nghiệm để đảm bảo điều trị an toàn.
Vậy xương hàm mỏng có trồng răng implant được không?
Với câu hỏi xương hàm mỏng có trồng răng implant được không thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
- Xương hàm mỏng nhưng nha sĩ có thể tư duy để trồng răng implant
Với trường hợp xương hàm bị mỏng nhưng ở vùng khuất, không ảnh hưởng thẩm mỹ và lượng xương vẫn còn 6mm thì nha sĩ vẫn có thể thực hiện trồng răng implant mà không cần ghép xương
- Xương hàm mỏng nhưng không đủ điều kiện để trồng răng implant
Xương hàm mỏng không đủ cho 1 cây implant đứng trong đó để đảm bảo chịu lực nhai vững chắc thì nha sĩ phải có kế hoạch ghép thêm xương.
Bác sĩ có thể thực hiện đồng thời việc trồng răng implant cùng với phương pháp ghép xương nhân tạo, nong xương. Tuy nhiên, trường hợp theiéu nhiều thì sẽ cần phải ghép xương tự thân trong bệnh nhân tại bệnh viện, sau đó khoảng 5 – 6 tháng thì mới có thể thực hiện trồng răng implant, đợi răng implant tích hợp với xương hàm khoảng 4 tháng nữa. Tổng thời gian điều trị với trường hợp này là khoảng 9 tháng.
- Trường hợp trồng implant răng cửa hàm trên
Với trường hợp này bác sĩ cần thực hiện ghép xương để đảm bảo khi ca trồng răng hoàn thiện, nụ cười mới của bạn đủ để nâng đỡ mô mềm, môi má cân đối nhất.
Những trường hợp vẫn đủ xương đặt implant nhưng mô mềm bị lõm một chút thì có thể chọn phương pháp ghép mô lợi cho đầy trở lại, việc ghép mô lợi sẽ đơn giản và tiên lượng tốt hơn.
Trồng răng implant là kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là với những trường hợp xương hàm mỏng, xương hàm bị tiêu do mất răng lâu năm. Bởi vậy khi thực hiện trồng răng implant bạn cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình điều trị diễn ra an toàn và đảm bảo hiệu quả tốt nhất.