Tiêu xương lâu năm có trồng răng implant được không?

Tình trạng mất răng lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến vùng xương khi bị mất răng, xảy ra tình trạng tiêu xương, gương mặt dần chảy xệ, da lão hóa kém sức sống. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này? Tiêu xương lâu năm có trồng răng implant được không? Hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây nhé. 

Hiện tượng tiêu xương là gì?

Tiêu xương hay còn gọi là tiêu xương ổ răng, đây là hiện tượng xương hàm suy giảm mật độ, chiều cao, thể tích và số lượng của xương ổ răng xung quanh chân răng bị mất. Chất lượng xương hàm bị suy giảm khiến nướu bị teo lại, không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả khớp cắn. 

Cấu tạo xương ổ răng là tổ chức muối khoáng sinh học nên khá mềm, vì thế có những khoảng rỗng và dễ bị vi khuẩn tấn công rất dễ bị tiêu xương. 

Ảnh hưởng khi bị tiêu xương hàm?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu xương ổ răng, một trong số đó là tình trạng mất răng, lúc đấy sẽ xuất hiện khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất, lực nhai sẽ không được tác động ở vị trí đó dẫn đến quá trình tiêu xương. 

Khi xảy ra tình trạng tiêu xương ổ răng, bạn có thể phải đối mặt với những trường hợp sau:

– Tụt lợi, tụt nướu: Tình trạng tiêu xương diễn ra, xương hàm sẽ không còn khả năng nâng đỡ nướu, dẫn đến tình trạng tụt nướu để lộ phần chân răng. Đấy chính là điều kiện để thức ăn thừa giắt vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. 

– Sự dịch chuyển những chiếc răng còn lại: Những răng bên cạnh sẽ có xu hướng xô lệch, gây mất thẩm mỹ, răng yếu hơn bình thường, ảnh hưởng đến hàm răng cũng như chức năng của răng.

– Răng dễ bị lung lay: Khi xương hàm tiêu và sụp xuống, răng không còn xương hàm nâng đỡ nên chân răng sẽ bị lệch và lung lay. 

– Suy giảm chức năng nhai: Tiêu xương dẫn đến sai lệch khớp cắn, chân răng bị yếu đi khiến ăn nhai gặp khó khăn, từ đó thức ăn không được nhai kỹ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và dạ dày.  

– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Tình trạng tiêu xương hàm diễn ra, chức năng ăn nhai không được đảm bảo, má sẽ hóp lại, làm mất sự hài hòa trên khuôn mặt, da mặt cũng không được nâng đỡ sẽ khiến chúng bị chùng lại, chảy xệ, lão hóa và gương mặt sẽ già đi trông thấy.

– Phục hình răng trở nên khó khăn hơn: Tiêu xương hàm mức độ xương hàm sẽ không đạt tiêu chuẩn để cấy ghép chân răng nhân tạo, bên cạnh đó răng bị xô lệch cũng ảnh hưởng lớn đến việc phục hình răng. 

Tuy nhiên, nền y học hiện đại đã tìm ra giải pháp cấy ghép xương để đảm bảo đủ mật độ xương hàm cho quá trình phục hình răng đã mất. 

Tiêu xương hàm lâu năm có trồng implant được không?

Khi thực hiện cấy ghép trụ implant hay còn gọi là chân răng nhân tạo sẽ được cấy trực tiếp vào xương hàm. Nên xương ổ răng, xương hàm phải chắc chắn, độ cao và bề dày của xương phải đạt tiêu chuẩn mới có thể đặt trụ Implant.

Xương hàm có đạt tiêu chuẩn hay không quyết định trực tiếp đến hiện quả trồng răng implant. Vì vậy trong quá trình thăm khám bạn sẽ được chụp phim X-Quang nhằm xác định chính xác tỉ lệ xương, có đủ điện để cấy ghép hay không?

Đối với những trường hợp mất răng, tiêu xương hàm lâu năm, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cấy ghép xương. Khi đó, bạn mới đủ điều kiện trồng răng Implant.

Các kỹ thuật ghép xương trong nha khoa

Muốn giữ trụ implant chắc chắn trên cung hàm phải thực hiện kỹ thuật ghép xương trước khi trồng răng. Thúc đẩy tái tạo xương hàm, trong trường hợp tiêu xương, bằng cách thêm 1 lượng xương phù hợp vào vị trí xương bị thiếu.

Hiện nay có 3 kỹ thuật ghép xương trong trồng răng implant, tùy tình trạng mỗi cá nhân khách hàng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp

– Nong xương – chẻ xương

Trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu nhưng vẫn đủ chiều cao nhưng hẹp chiều rộng. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng và được thực hiện như sau: cắt phần đỉnh sống hàm nhọn, để lại phần xương với chiều rộng khoảng 4 đến 5 mm. Sau đó, sử dụng đầu siêu âm chẻ một đường dài và dần nong rộng vùng xương ra, rồi đặt trụ Implant, nhồi bột xương nhân tạo và đặt màng collagen vào vùng nong chẻ, để vết thương nhanh lành và sớm hình thành xương mới.

– Ghép xương nhân tạo

Là cách ghép xương trước khi đặt Implant, hoặc ghép cùng lúc với Implant nếu bị khuyết hổng xương nhỏ.

Mức độ tạo xương khi ghép xương bột trung bình khoảng 1mm/ tháng. Sau khi ghép, sẽ mất khoảng 6 tháng, để tạo ra 6mm xương, chờ thêm 3 tháng cho xương hoàn thiện và chắc chắn mới phục hình trụ răng lên trên..

Xương nhân tạo được đặt trực tiếp lên vị trí xương hàm bị tiêu và phủ lên trên bằng 1 loại màng đặc biệt, để cố định lớp xương bên dưới, giúp tăng tính ổn định và chắc chắn tại vị trí xương đã ghép.

– Ghép xương tự thân

Bác sĩ sẽ lấy xương tự thân từ chính cơ thể, tại vùng an toàn như: góc hàm dưới, cằm…

Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, đặc biệt phù hợp với vùng mất xương lớn vì xương có thể tương thích dễ dàng.

Kỹ thuật ghép xương khi trồng răng implant là một tiểu phẫu. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, ứng dụng máy móc khoa học công nghệ hiện đại vào trong thăm khám và điều trị, bên cạnh đó phải có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để quá trình cấy ghép của bạn diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. 

Tại nha khoa Thùy Anh chúng tôi áp dụng phương pháp ghép xương nhân tạo không những cung cấp đủ mật độ xương để cấy ghép, giúp giữ cho chân răng implant chắc chắn bên cạnh đó còn tái tạo cấu trúc, bảo tồn xương hàm, đảm bảo thẩm mỹ gương mặt. 

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Tiêu xương lâu năm có trồng răng được không? Để biết chính xác tình trạng tiêu xương của mình hãy liên hệ ngay với Nha khoa Thùy Anh để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat