Sự khác nhau cơ bản của cầu răng sứ và implant

Cầu răng sứ hay implant, đâu là giải pháp hiệu quả cho tình trạng mất răng, phục hồi khả năng ăn nhai cũng như chức năng thẩm mỹ. Phương pháp nào phục hình nhanh hơn, phương pháp nào hiệu quả hơn? Hãy cùng chúng tôi đi phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp để chỉ ra sự khác nhau cơ bản của cầu răng sứ và implant bạn nhé. 

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách mài cùi 2 răng trụ ở bên cạnh răng mất, sau đó sử dụng một cầu răng gồm 3 mão sứ để gắn lên. Phần răng sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng bị mất, 2 răng còn lại sẽ được gắn vào 2 răng trụ. Tuy nhiên, 2 răng trụ cần phải khỏe và chắc chắn mới có thể nâng đỡ mão sứ.

Cấy ghép implant là gì?

Đây là một phương pháp phục hình răng mất hiện đại nhất, giúp phục hồi răng cho mọi trường hợp mất răng từ một răng đến toàn hàm. Trụ implant được thay thế chân răng đã mất bằng cách phẫu thuật xương hàm và đặt trụ implant vào bên trong. Đến khi, trụ implant và xương hàm tích hợp lúc đấy sẽ tiến hành chế tác và phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh có thể ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mĩ như một chiếc răng thật.

Bên cạnh đó, răng Implant hoạt động độc lập, tách biệt với các răng khác, không xâm lấn răng bên cạnh như phương pháp cầu răng sứ.

Sự khác nhau cơ bản của cầu răng sứ và implant

Cầu răng sứ hay trồng răng nhân tạo implant đề là những giải pháp thay thế răng đã mất, khôi phục cả chức năng ăn nhai và chức năng thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với mỗi phương pháp sẽ có mỗi ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu cũng như tình trạng răng miệng của bạn. Chúng có những sự khác biệt cơ bản như sau:

Cầu răng sứ Cấy ghép implant
Tình trạng cần phục hình Mất 1 răng hoặc 2 năng kề cận Mất 1 răng, nhiều răng hoặc mất răng cả hàm
Điều kiện phục hình Hai răng bên cạnh đảm bảo phải chắc khỏe để nâng đỡ cầu răng sứ Xương hàm phải đủ tiêu chuẩn cấy ghép. Bên cạnh đó, còn một số yếu tố khác như: độ tuổi, bệnh lý, cách chăm sóc vệ sinh răng miệng, sử dụng chất kích thích…
Có ảnh hưởng đến những chiếc răng khác không Màu cùi 2 răng bên cạnh Độc lập, không ảnh hưởng đến răng bên cạnh
Khả năng phục hình răng Nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao nhưng khả năng ăn nhai bị hạn chế.  Mão răng sứ có tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai tốt. 
Tuổi thọ Có thể sử dụng 10-15 năm Tuổi thọ cao, có thể đến trọn đời nếu có chế độ chăm sóc tốt
Bảo tồn xương hàm Tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra, dẫn đến tụt nướu, biến dạng khuôn mặt Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm nên kích thích xương không bị tiêu hủy và không làm thay đổi cấu trúc xương hàm.
Chi phí Có chi phí thấp hơn Chi phí cao hơn, tùy vào từng loại trụ và các yếu tố khác

Nên lựa chọn cầu răng sứ hay trồng răng implant

Mỗi phương pháp phục hình đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, xét về góc độ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, độ bền và tuổi thọ thì cấy ghép implant là giải pháp hoàn hảo hơn cầu răng sứ. Răng implant khôi phục gần như hoàn toàn khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, sử dụng vĩnh viễn không cần thay thế.

Bảng so sánh chi tiết trên đã phần nào làm rõ phương pháp cấy ghép implant là biện pháp hiện đại hơn. Tuy nhiên, quyết định làm cầu răng sứ hay trồng răng implant còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng thể và nhiều bệnh lý khác.

Có những trường hợp mà implant không phải là sự lựa chọn phù hợp như:

– Trẻ em dưới 16 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ chưa trưởng thành, bộ xương hàm và kết cấu xương chưa có sự phát triển toàn diện. Nếu như ta thực hiện kỹ thuật này sẽ gây đau nhức mạnh, xấu hơn là trụ Implant có thể di chuyển vì lúc này xương còn rất yếu. 

– Phụ nữ đang mang thai

Khi thực hiện kỹ thuật này bệnh nhân sẽ phải chụp X-quang rất nhiều để kiểm tra tính ổn định của hàm. Đó cũng là lý do những bệnh nhân đang mang thai cũng nằm trong 6 trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant. Không những vậy, khi thực hiện xong phải uống thuốc kháng sinh, chống viêm nên rất hại cho thai nhi. 

– Người mắc các bệnh mãn tính không nên trồng răng Implant

Nếu như bệnh nhân có tiền sử mắc các loại bệnh như tiểu đường, huyết áp cao hay các vấn đề về tim mạch cũng không nên trồng răng Implant. Lượng máu của những người mang bệnh này thường sẽ lưu thông không ổn định. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian xương hàm và trụ Implant tích và thời gian lành vết thương cũng rất lâu.

Trong trường hợp sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, bác sĩ sẽ xem xét mức độ nặng nhẹ để đánh giá sức khỏe của bạn có phù hợp để cấy ghép răng hay không. Nếu tỷ lệ thành công thấp hoặc có hại cho sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp.

– Xương hàm không đủ điều kiện thực hiện

Sẽ có một vài khách hàng gặp phải tình trạng xương hàm bị thiếu hụt hoặc bị viêm. Do đó, quá trình kết nối xương hàm với chân Implant để tạo sự vững chắc là rất khó. Nếu như thực hiện thì sau một thời gian sẽ phải nhổ bỏ vì răng sẽ bị lung lay. 

Tóm lại, cầu răng sứ và implant đều là những phương pháp phục hình răng tốt, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt một cách hoàn hảo. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Quyết định lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, mục đích điều trị và sự thăm khám cũng như tư vấn của bác sĩ nha khoa.


Và điều quan trọng nhất là tìm được một nha khoa uy tín có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng khám nha khoa đảm bảo vô trùng tuyệt đối, cùng với đó đội ngũ bác sĩ có tâm và có tầm để có thể an tâm gửi gắm niềm tin của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat