Răng trên implant bị gãy có dễ xử lý không? 

Răng sứ là một trong 3 bộ phận chính hình thành nên chiếc răng implant đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật. Tuy nhiên nếu không may răng sứ trên implant bị gãy thì có dễ xử lý không? Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo/ 

Răng implant là gì? 

cay-ghep-implant-la-gi-cay-ghep-implant-co-nguy-hiem-khong-1

Kỹ thuật trồng răng Implant là phương pháp thay thế răng đã mất bằng cách trồng trực tiếp một chân răng nhân tạo Implant vào vị trí cần thiết, sau đó kết nối với một chiếc răng sứ. Một chiếc răng implant cơ bản sẽ cấu tạo gồm 3 thành phần chính sau:

  • Chân răng implant (Fixture)

Đây là thành phần được cấy vào trong xương hàm của bạn, có thiết kế dạng ren xoắn giống như một chiếc ốc vít. Chân răng implant thường được làm từ titanium nguyên chất, và bề mặt của nó được xử lý đặc biệt để đảm bảo sự bám dính của các tế bào xương, tạo điều kiện cho sự tích hợp sinh học hoàn hảo với cơ thể.

  • Trụ phục hình (Abutment)

Đây là thành phần ở giữa, kết nối chân răng implant phía dưới và chụp răng sứ phía trên. Abutment thường được làm bằng chất liệu titanium hay zirconia.

  • Răng sứ trên implant

Là phần gắn lên abutment để thực hiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ. 

Độ bền của răng sứ trên trụ implant 

Răng sứ trên implant có thiết kế sườn toàn sứ hoặc kim loại và sứ. Đảm bảo được chức năng ăn nhai cũng như vẻ thẩm mỹ tự nhiên của răng thật. Thông thường, răng sứ khi cấy ghép có thể có tuổi thọ từ 15 – 25 tuổi và thậm chí là có thể sử dụng được vĩnh viễn nếu bạn có chế độ chăm sóc răng miệng tốt và tùy thuộc vào chất lượng của từng hãng răng sứ.

Tuy nhiên, răng sứ trên implant vẫn có nguy cơ bị vỡ. Như răng tự nhiên, răng sứ cũng cần được chăm sóc và bảo vệ, vì chúng có thể bị mẻ, vỡ hoặc rơi ra ngoài do tác động mạnh hoặc chăm sóc không đúng cách.

Không giống như trụ implant có thể tồn tại suốt đờ nếu được chăm sóc tốt, răng sứ trên implant có thể sẽ phải thay thế sau mỗi 15 – 25 năm hoặc sớm hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng gãy vỡ răng sứ trên implant. Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong phần tiếp theo của bài viết. 

Nguyên nhân khiến răng sứ trên implant bị vỡ 

Khả năng chịu lực của răng sứ trên implant là rất cao nhưng chúng vẫn có thể bị gãy, vỡ mẽ khi gặp phải những tác động ngoại lực hoặc ăn nhai đồ quá cứng. Nguyên nhân cụ thể khiến răng sứ trên implant bị vỡ gồm: 

  • Do công nghệ bọc răng sứ không chính xác và định vị răng sứ không đúng khiến giảm tuổi thọ của răng sứ. Vết cắn của chúng ta không chỉ đơn giản là một chuyển động lên xuống. Khi nhai, răng tạo ra một chuyển động nghiền tròn, tạo ra lực có thể nghiền nhỏ thức ăn. Việc định vị răng sứ cần được thực hiện chính xác để chúng có khả năng chịu lực tối ưu.
  • Chế độ ăn nhai kém: Răng sứ có thể bị vỡ do cắn vật cứng hoặc chấn thương. Về cơ bản, hư hỏng của răng sứ cũng tương tự như hư hỏng của răng tự nhiên. Đây cũng là lý do tại sao bạn không nên nhai những đồ ăn quá cứng sau khi cấy ghép.
  • Bên cạnh đó, răng sứ theo thời gian cũng có thể bị mòn đi, gây nên tình trạng gãy vỡ. 

Vậy răng trên implant bị gãy có dễ xử lý không? 

Răng trên implant được kết nối với chân răng implant thông qua khớp nối abutment, nếu vì những nguyên nhân trên mà răng implant của bạn bị lỏng thì việc xử lý cũng khá đơn giản. 

Chân răng implant được cố định chặt trong xương, không di chuyển, và khối răng giả có thể dễ dàng tháo ra. Trong trường hợp răng sứ trên implant gặp sự cố như bong vỡ, bạn hoàn toàn có thể thực hiện sửa chữa bằng cách mở lỗ vít, xoay vít kết nối và tháo khối răng sứ. Tùy thuộc vào mức độ hỏng hóc, bạn có thể chọn lựa giữ nguyên và chỉ sửa chữa bằng cách đắp thêm sứ hoặc tháo khối răng sứ để làm mới hoàn toàn chiếc răng. Điều quan trọng bạn cần làm là đến cơ sở nha khoa đã thực hiện trồng răng implant để bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat