Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu nhất giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng mất răng. Tuy nhiên, trồng răng Implant vẫn là một kĩ thuật khó, phức tạp. Vì vậy, việc trồng răng có tồn tại được lâu dài không phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của bác sĩ, công nghệ và nhiều yếu tố tác động. Vậy răng implant có tồn tại được trọn đời không? Dùng được bao lâu thì phải tháo bỏ.
Răng Implant là gì?
Cấy ghép răng implant là phương pháp trồng răng nhân tạo hiện đại nhất ngày nay, giúp phục hình răng mất toàn diện. Trụ implant được cấy trực tiếp vào trong xương hàm nhằm thay thế chân răng đã, sau thời gian từ 3-6 tháng khi trụ implant đã hoàn toàn tích hợp với cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành chế tác và phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh có thể ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ y như răng thật.
Răng implant dùng được bao lâu thì phải tháo bỏ?
Chân răng nhân tạo implant được làm bằng titanium, đây là vật liệu an toàn, lành tính, khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể con người và được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa. Trụ implant có thể tồn tại trọn đời trong xương hàm nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, răng implant phải tháo ra vì vẫn có tình trạng răng bị đào thải, gây ra những hậu quả không mong muốn tới sức khỏe.
Khi bạn gặp các dấu hiệu trụ implant bị đào thải dưới đây, thì việc tháo bỏ trụ là điều cần thiết.
– Viêm nhiễm, sưng, đau nhức tại vị trí cấy ghép
Sau khi cấy ghép implant bạn có thể bị sưng đau và chảy máu tại vị trí cấy ghép trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đau kéo dài, xương và mô nướu bị kích ứng, có thể bạn đã gặp phải tình trạng đào thải trụ implant.
– Trụ implant bị lung lay
Tình trạng trụ lỏng, lung lay có thể là do bác sĩ cắm sai vị trí hoặc mật độ xương không đủ để giữ vững trụ implant.
– Trụ implant trồi lên, gây lộ thân trụ
Trụ implant dần trồi lên khỏi vị trí cấy ghép gây lộ thân trụ.
Nguyên nhân trụ implant bị đào thải
– Nhiễm khuẩn sau khi cấy ghép implant
Trong cấy ghép, để trụ implant tích hợp vào xương hàm thành công thì điều kiện vô khuẩn , vô trùng là điều cực kỳ quan trọng. Nếu nha khoa không đáp ứng đủ điều kiện vô khuẩn có thể gây lây nhiễm chéo, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trụ implant bị đào thải.
– Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa các chất độc hại như: carbon monoxide, nicotine, hydrogen cyanide… không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm giảm cấp máu đến vị trí cấy ghép, làm chậm quá trình lành thương Cùng với đó, những ai thường xuyên hút thuốc, quá trình tiêu xương ổ răng sẽ diễn ra nhanh hơn.
– Mật độ xương không đủ để thực hiện cấy ghép
Đối với những ai bị mất răng lâu ngày, tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra do lực ăn nhai không được tác động vào xương hàm tại vị trí răng mất. Bên cạnh đó, những ai có mật độ xương thấp, xương đặc hay xương xốp cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của trụ implant.
Với mật độ xương không đủ điều kiện để cấy ghép, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cấy ghép xương để đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
– Trụ implant kém chất lượng
Việc sử dụng trụ implant kém chất lượng, bị pha tạp chất không đạt tiêu chuẩn sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tích hợp implant và xương hàm.
– Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ về chăm sóc trụ implant
Nếu sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân không tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng, thức ăn thừa bị nhét vào không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây đào thải trụ.
– Bác sĩ không có kinh nghiệm
Cấy ghép implant là một kỹ thuật phức tạp trong nha khoa, yêu cầu rất cao về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm cấy ghép của bác sĩ. Quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh không chính xác, cũng như kỹ năng của bác sĩ chưa đủ khiến việc đặt trụ implant bị lệch, không đúng góc, sai hướng, đặt trụ quá sâu hoặc quá nông sẽ khiến trụ khó tích hợp với xương hàm và sẽ bị đào thải ra ngoài sau một thời gian ngắn.
Không tháo bỏ trụ implant có sao không?
Nhiễm khuẩn sau cấy ghép khiến trụ implant bị đào thải là rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như : sốt kéo dài, chảy máu liên tục sau phẫu thuật kèm theo những cơ đau nhức, sưng nề kéo dài, thuốc giảm đau không có tác dụng.
Nguy hiểm hơn nữa, khi implant đào thải có thể sẽ gây ra viêm nhiễm, mưng mủ gây ra tình trạng áp xe răng. Khiến bạn không thể ăn nhai như bình thường kèm theo những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tháo bỏ trụ implant khi bị đào thải là điều hoàn toàn cần thiết và cần được phát hiện sớm và nhanh chóng khắc phục, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Cũng giống như răng thật, nếu răng implant được thực hiện đúng quy trình cấy ghép, bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại, chăm sóc tốt thì có thể tồn tại trọn đời và không dẫn đến tình trạng răng bị tháo bỏ. Chính vì vậy, để tránh trường hợp trụ implant bị đào thải, trước khi quyết định cấy ghép bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có đầy đủ công nghệ cao, đáp ứng đủ yêu cầu vô trùng trong cấy ghép cũng như có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận, để kết quả trồng răng diễn ra hiệu quả và an toàn nhất.
Tại nha khoa Thùy Anh với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao trồng răng implant. Bạn có thể liên hệ và nhận được sự tư vấn của đội ngũ bác sĩ tại đây.