Răng implant có tháo ra được không?

Trồng răng implant được xem là giải pháp thay thế răng mất tốt nhất hiện nay. Trụ implant được cắm trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng thật đã mất. Chân răng implant một khi đã tích hợp với xương hàm thì nó sẽ bám chắc và bất động tại vị trí cắm trụ, đảm bảo phục hồi hoàn toàn chức năng ăn nhai của răng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khiến trụ implant không vững chắc như lúc mới đầu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng implant có tháo ra được không?

Quá trình tích hợp xương của trụ implant?

Quá trình hình thành xương có thể nhìn thấy sớm nhất là 4 ngày sau khi bác sĩ tiến hành đặt trụ implant vào trong xương hàm. 

Trong một vết thương xương đang lành, các tế bào tiền thân tạo xương bao gồm nguyên bào sợi sẽ biệt hóa thành nguyên bào xương và bắt đầu lắng đọng xương dẹt dần dần được phát triển trên bề mặt cấy ghép. 

Trong thời gian từ 1 – 3 tháng lành thương, phần xương dẹt này được thay thế bằng xương phiến với phần xương tăng dần để tiếp xúc với mô cấy, cho phép tải lực chức năng của mô cấy. Sự ổn định ban đầu của implant giảm 3 tuần đầu do quá trình tái tạo xương và tiếp theo là gia tăng đến mức ban đầu ở tuần thứ 4 – 5, sau đó đạt đến mức độ ổn định vào tuần thứ 8.

+ Giai đoạn đầu của quá trình lành xương quanh implant rất quan trọng và liên quan đến phản ứng ban đầu của cơ thể với vật liệu lạ: Hấp thụ protein, hoạt hóa tiểu cầu, đông máu và viêm. Điều này dẫn đến sự hình thành cục máu đông fibrin ổn định, là kho chứa các yếu tố tăng trưởng và cho phép tạo xương. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc lành thương trong giai đoạn này là sự ổn định ban đầu của implant và thiết kế bề mặt của implant. 

+ Giai đoạn cuối của quá trình tích hợp xương liên quan đến tu sửa lại phần xương dẹt. Quá trình này tương tự như quá trình liền xương xảy ra ở vị trí gãy xương.

Quá trình tích hợp xương trong cấy ghép implant là khả năng liên kết của implant với xương chủ xung quanh. Các yếu tố như thiết kế, thành phần hóa học, độ nhám bề mặt và điều kiện tải lực rất quan trọng đối với sự tích hợp tốt của mô cấy.

Khả năng tích hợp giữa răng implant và xương hàm?

Trụ implant được làm từ 100% titanium tinh khiết, đây là một loại hợp kim có kết cấu rất nhẹ, độ bền chắc cao, lành tính, khả năng tương thích với xương rất tốt, không bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng, an tuyệt đối với cơ thể.

Cùng với đó, trụ implant có hình dáng thuôn dài, gần giống chiếc đinh ốc, công nghệ xử lý bề mặt trụ hiện đại, có các vòng xoắn ốc, xuôi chiều giúp tích hợp giữa trụ và xương hàm chắc chắn, tạo độ vững chắc nhất định cho chân răng nhân tạo. 

Răng implant có tháo ra được không?

Trong một số trường hợp, trong quá trình sử dụng răng implant bị lung lay, có dấu hiệu bị đào thải do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vậy răng implant lung lay phải làm sao để khắc phục, răng implant có tháo ra được không?

Câu trả lời là CÓ. Răng implant có thể tháo ra được.

Trồng răng implant hiện nay đang là kỹ thuật khó, nếu bạn lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín, bác sĩ không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thì trường hợp những ca cấy ghép thất bại vẫn có thể xảy ra, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Lúc này, bạn cần phải tiến hành tháo răng implant đã cấy ghép và phải có giải pháp điều trị thay thế phù hợp nhất.

Tại sao phải tháo răng implant?

Trồng răng implant là giải pháp hàng đầu trong việc phục hình răng đã mất với hiệu quả vượt bậc, phương pháp trồng răng hiện đại yêu cầu cao trình độ chuyên môn của bác sĩ, công nghệ hiện đại cũng như nhiều yếu tố cấu thành để ca cấy ghép diễn ra thành công nhất. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài trường hợp ngoại lệ dẫn đến phải tháo răng Implant, cụ thể như:

– Bị sưng đau liên tục tại vị trí cắm trụ và đau lan sang vùng xương lân cận

Sau khi thực hiện cắm trụ Implant vào xương hàm, bạn sẽ có cảm giác đau nhức trong vài ngày đầu, đây đều là những cơn đau nhẹ và có thể được khắc phục nhanh bằng thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, nếu sau 5 – 7 ngày, hoặc cơn đau kéo dài không thuyên giảm, kéo theo tình trạng sốt, có thể nhìn thấy các mô xung quanh có hiện tượng đỏ và sưng phồng, hiện tượng chảy máu dài, khả năng cao bạn đã có ổ viêm tại vị trí cắm trụ, đây là dấu hiệu cho thấy răng implant đang trong quá trình đào thải. Bạn cần liên hệ với bác sĩ để có kế hoạch lấy trụ Implant ra khỏi hàm kịp thời nhất có thể. 

– Bị viêm, nhiễm trùng tại vị trí cấy trụ

Ngoài những yếu tố khách quan như trình độ kinh nghiệm của bác sĩ, máy móc công nghệ hiện đại, phòng phẫu thuật vô trùng… thì yếu tố chủ quan như là không vệ sinh chăm sóc răng miệng sạch sẽ, vụn thức ăn thừa mắc vào vị trí cấy ghép tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, nếu như bạn có hút thuốc lá trong thời gian trụ tích hợp thì nguy cơ đào thải trụ càng cao. Vì vậy cần phải có chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý và hẹn gặp bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời. 

Nếu bạn gặp những dấu hiệu trên sau khi cắm trụ implant, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, xác định nguyên nhân khiến răng implant không tích hợp chắc chắn với xương hàm và tìm ra phương án điều trị hoặc tháo trụ ra kịp thời nhất, tránh nguy hiểm xấu đến sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat