Cũng giống như những chiếc răng khác trên cung hàm, răng cửa nắm giữ vai trò quan trọng riêng biệt và không thể thay thế. Vậy răng cửa là răng số mấy? Mất răng cửa có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Răng cửa là răng nằm ở đâu?

Răng cửa là những chiếc răng thuộc nhóm răng trước, nằm ở vị trí trung tâm giữa cung răng, dễ quan sát và nhận biết. Răng cửa chính là chiếc răng số 1 và số 2, răng số 1 chính là cột mốc để xác định số thứ tự các răng còn lại trên cung hàm bao gồm răng nanh, răng hàm nhỏ (răng tiền cối), răng hàm lớn.
Do nằm ở vị trí trung tâm nên khi cười nói thì răng cửa sẽ lộ ra trên cung hàm, bởi vậy chiếc răng này gặp bất kỳ vấn đề gì như sâu răng, hô, sứt mẻ thì sẽ làm giảm vẻ đẹp của nụ cười hay giảm thẩm mỹ khuôn mặt.
Chức năng của răng cửa là gì?
- Cắn xé thức ăn
Đây là nhiệm vụ quan trọng mà chiếc răng này đảm nhận. Răng cửa giúp cắn và xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Nhờ vậy, quá trình nhai và nghiền thức ăn được dễ dàng hơn. Thức ăn đưa xuống dạ dày được tiêu hóa thuận lợi, đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa.
- Ổn định phát âm
Răng cửa giúp bạn đảm bảo khả năng phát âm rõ ràng, ổn định và mạch lạc.Vì vậy, với những bệnh nhân không may bị mất 1 hoặc nhiều răng cửa thì khả năng phát âm sẽ bị ảnh hưởng.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ gương mặt
Răng cửa là chiếc răng mặt tiền, khi mất răng cửa sẽ khiến khi bạn nói chuyện và cười bị lộ ra. Điều này ảnh hưởng tới sự tự tin, khả năng giao tiếp cũng như chất lượng công việc, học tập…
Điều này khiến gây ra sự e ngại và hạn chế giao tiếp, gây nên những ảnh tiêu cực khác.
Tại sao lại mất răng cửa?
Các nguyên nhân gây nên tình trạng mất răng cửa có thể kể tới gồm:
+ Do bạn sử dụng răng để cắn, xé các vật cứng, hoặc nhai các thực phẩm quá cứng khiến răng bị tổn thương. Về lâu dài sẽ khiến cho răng trở nên yếu dần và rụng đi.
+ Do tuổi tác, tình trạng này thường xảy ra độ tuổi trung niên trở lên, khi xương khớp đã bị lão hóa. Nếu không chăm sóc tốt thì răng sẽ rụng dần đi.
+ Chế độ ăn uống không phù hợp, vệ sinh sai cách cũng là một trong những nguyên nhân làm mất răng cửa. Đặc biệt là những người có thói quen ăn nhiều đường, chất béo nhưng không vệ sinh kỹ sẽ khiến vi khuẩn có hại phát triển và làm tổn thương răng, lâu ngày dẫn tới tình trạng viêm nha chu, viêm nướu, mất răng.
+ Do lực tác động mạnh từ ngoại lực như va chạm hoặc tai nạn, khiến cho răng cửa bị gãy.
Vậy mất răng cửa có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai thì hậu quả của việc mất răng cửa hàm dưới sẽ bao gồm:
– Tiêu xương hàm: Xương hàm thông thường sẽ gắn chặt với chân răng nhờ lực nhún của chân răng tác động trong quá trình ăn nhai. Khi mất răng, xương hàm sẽ không được kích thích bởi vậy nó sẽ ngừng phát triển và lâu ngày xương sẽ bị tiêu biến.
– Ảnh hưởng tới các răng còn lại: Hàm răng của chúng ta là một cấu trúc liền mạch, các răng khỏe mạnh sẽ nâng đỡ, dựa vào nhau, đảm bảo sự chắc chắn để ăn nhai. Tình trạng, mất 1 hoặc nhiều răng sẽ phá hủy cấu trúc của răng, dưới tác động của lực hai – lực ép của răng hàm dưới lên hàm trên sẽ khiến răng ở 2 bên vị trí răng bị mất lệch hướng, chân răng sẽ từ từ bị bẩy lên và rụng mất răng. Tình trạng này nếu không khắc phục ngay sẽ gây ra mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất nguyên hàm.
– Biến dạng gương mặt: Sau khi răng tiêu biến, vùng này sẽ không còn gì nâng đỡ da mặt. Mất răng hàm thì sẽ khiến vùng má hóp lại, răng cửa thì bị móm và da đó chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn làm cho gương mặt biến dạng, già đi.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc mất răng cửa có nguy hiểm không? Nếu chẳng may bị mất răng cửa, bạn cần giải pháp phục hình càng sớm càng tốt. Tốt nhất bạn nên tới các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng và đưa ra cho bạn phương án điều trị tốt nhất.
