Tủy răng được xem là nguồn sống của răng, thông qua các dây thần kinh chạy dọc trong buồng tủy để lấy dinh dưỡng đi nuôi răng. Vậy nếu răng bị chết tủy thì có nên nhổ đi không? Sau khi nhổ thì phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.
Răng chết tủy là như thế nào?
Tủy răng được xem là nguồn sống của răng, thông qua các dây thần kinh chạy dọc trong buồng tủy để lấy dinh dưỡng đi nuôi răng. Khi răng bị chết tủy thì sẽ mất đi khả năng cảm nhận thức ăn.
Tình trạng chết tủy thường xảy ra do người bệnh bị viêm tủy lâu ngày không điều trị, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dẫn tới cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết tủy răng đã chết
Răng chết tủy sẽ có một số dấu hiệu nhận biết cơ bản sau mà khách hàng cần nắm được để xử lý kịp thời:
- Đau răng dữ dội khi ăn hoặc có tác động lên khu vực xung quanh
- Răng rất nhạy cảm với đồ nóng hoặc lạnh và thời gian nhạy cảm kéo dài hơn sau khi bị kích thích
- Xuất hiện tình trạng sưng nướu gần khu vực răng bị chết tủy
- Xuất hiện mụn trên thành lợi quanh khu vực răng chết tủy
- Răng chết tủy bắt đầu xuất hiện màu đen
Răng chết tủy có nguy hiểm không?
Răng chết tủy khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, áp xe quanh chóp răng. Bên cạnh đó còn phát sinh thêm các biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm hạch, viêm xương… Tóm lại là rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia cảnh báo khi bạn có dấu hiệu răng bị chết tủy cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vậy có nên nhổ răng đã chết tủy không?
Bạn chỉ nên nhổ răng đã chết tủy khi chiếc răng đó không còn khả năng ăn nhai. Tại nha khoa Thùy Anh, các bác sĩ luôn cố gắng bảo tồn chiếc răng đã bị chết tủy, chỉ khi không còn tác dụng gì và không có giải pháp cứu chữa bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ để tránh gây ảnh hưởng tới các răng khác.
Sau khi nhổ răng đã chết tủy, để tránh tình trạng tiêu xương hàm và đảm bảo chức năng ăn nhai thì bạn nên thực hiện phục hình răng mất bằng cách trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ.
– Cầu răng sứ là phương pháp bác sĩ sẽ thực hiện mài nhỏ 2 chiếc răng bên cạnh của răng mất để làm trụ cầu, sau đó lắp mão sứ lên trên. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp mất 1 răng hoặc vài răng liền nhau.
– Trồng răng implant là phương pháp bác sĩ thực hiện cấy ghép trực tiếp trụ implant vào trong xương hàm của vùng răng mất. Sau 2 – 6 tháng khi trụ implant tích hợp với xương hàm bác sĩ sẽ lắp mão sứ lên răng implant thông qua khớp nối abutment. Implant mang lại khả năng ăn nhai chắc chắn, tuổi thọ bền lâu cho người bệnh.
Giữa 2 phương pháp phục hình răng mất thì trồng răng implant vẫn là giải pháp tối ưu bạn nên lựa chọn để phục hình răng mất. Đây là phương pháp duy nhất giữ được tính thẩm mỹ cho gương mặt, tránh tiêu xương và khôi phục khả năng ăn nhai chắc chắn. Tuy nhiên, để có được phương pháp phù hợp bạn vẫn nên tới các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra phương án phù hợp nhất. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.