Nguyên nhân và hậu quả của việc mất răng số 6 bạn cần nắm rõ

Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, đây là chiếc răng có vai trò nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Nhiều người gặp phải tình trạng mất chiếc răng này khá sớm, vậy nguyên nhân gây mất răng số 6 là gì? Hậu quả như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây mất răng số 6

Răng hàm số 6 là răng hàm vĩnh viễn lớn nhất, nằm ở vị trí thứ 6 tính từ răng cửa giữa thứ nhất ra sau. Răng mọc trong khoảng thời gian từ 5 – 7 tuổi, thường là năm 6 tuổi. Răng hàm số 6 có vai trò rất quan trọng trong bộ răng, là răng chìa khóa giữ ổn định cho khớp cắn và chịu lực ăn nhai chính.

Giai đoạn từ khi bắt đầu mọc răng số 6 đến khi mọc răng số 7 (12 Tuổi) là giai đoạn răng số 6 thường bị sâu sớm. Theo thời gian nguyên nhân gây mất răng hàm số 6 gồm: 

Sâu răng: 

  • Quá trình sâu răng kéo dài có thể gây ăn mòn và hủy hoại men răng, ngà răng, và thân răng. 
  • Sâu răng thường bắt đầu từ các vùng như mặt nhai, mặt bên, hoặc các rãnh giải phẫu của răng.

Viêm quanh răng: 

  • Viêm lợi và viêm quanh răng lâu dài có thể dẫn đến tụt lợi, tiêu xương quanh răng, làm yếu chân răng và khiến răng trở nên lung lay.
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể phải nhổ bỏ răng.

Gãy, vỡ nứt thân – chân răng: 

  • Tác động cơ học như chấn thương, va đập, hoặc cắn phải vật cứng có thể gây gãy, vỡ, hoặc hỏng thân răng và chân răng.
  • Răng mòn mất men răng nhiều có nguy cơ cao bị vỡ khi ăn hoặc cắn đồ cứng.
  • Khớp cắn không chức năng, việc nghiến răng không đều cũng là yếu tố nguy cơ cho việc gãy, vỡ, và nứt chân răng.

Mất răng số 6 nguy hiểm như thế nào?

Mất răng số 6 gây xô lệch các răng bên cạnh

Do có vai trò quan trọng trên cung hàm nên việc mất răng số 6 sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng các bạn cần hết sức lưu ý: 

Lực nhai giảm sút:

  • Răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai, và mất nó sẽ làm giảm sút lực nhai.
  • Lực nhai giảm sút có thể gây ra vấn đề hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Vệ sinh răng miệng khó khăn: 

  • Mất răng tạo khoảng trống, làm cho thức ăn dễ bám lại, khó vệ sinh hơn, gây ra các vấn đề như viêm nha chu, sâu răng, và viêm nướu.

Tiêu xương hàm: 

  • Mất răng cấm lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương hàm tại vị trí mất răng, gây ra hình dạng khuôn mặt già trước tuổi và lão hóa sớm.

Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: 

  • Mất răng có thể ảnh hưởng đến cơ hàm và có thể gây ra rối loạn khớp thái dương hàm, mỏi cơ hàm, và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Ảnh hưởng đến răng xung quanh: 

  • Răng bị mất có thể làm các răng xung quanh xô lệch, nghiêng, và chiếc răng đối diện có thể trồi lên, gây mất cân bằng trong khớp cắn.

Trên đây là thông tin bài viết cung cấp về nguyên nhân cũng như hậu quả của việc mất răng 6. Tóm lại khi mất răng bạn nên tìm hiểu các biện pháp trồng răng để phục hình răng mất sớn nhất có thể, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, về lâu dài thì việc điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat