Mất răng toàn hàm không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của nụ cười và gương mặt mà nó còn gây cản trở lớn cho việc ăn nhai, từ đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Chức năng của mỗi chiếc răng
Mỗi người đều có số lượng răng gồm: 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng hàm nhỏ, 12 chiếc răng hàm lớn. Mỗi răng, vị trí răng đều có những chức năng ăn nhai khác nhau.
- Răng cửa là những chiếc răng nằm ở phía trước cung hàm, có dạng hình chiếc xẻng và có rìa cắn rất sắc bén. Răng cửa đóng vai trò cắn, xé thức ăn thành nhiều miếng nhỏ.
- Răng nanh nằm ở vị trí góc cung hàm, sát răng cửa. Răng nanh có hình ngọn giáo, mũ răng nanh dày rất nhọn và sắc bén. Chức năng của chiếc răng này là dùng để kẹp và xé thức ăn.
- Răng hàm nhỏ có mặt cắn phẳng, mũ răng hình lập phương. Trên mặt răng hàm nhỏ được chia thành 2 định đều, nhọn. Răng dùng để xé và làm dập thức ăn.
- Răng hàm lớn là các răng lớn nhất trên cung hàm. Mặt răng hàm lớn thường phẳng, có diện tích rộng và to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính của răng hàm lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Khi mất một răng, nhiều răng hay mất răng toàn hàm thì hoạt động răng hàm không còn được hoàn mỹ. Thiếu đi vai trò của một răng hay nhiều răng sẽ khiến các răng còn lại hoạt động quá tải và có xu hướng yếu dần đi. Mất răng toàn hàm, người mất răng sẽ không còn cảm giác ăn nhai ngon miệng. Vì những răng còn lại không có đủ khả năng làm nhuyễn thức ăn khiến người mất răng không thể tận hưởng trọn vẹn hương vị món ăn đang dùng.
Trong trường hợp người mất răng có thói quen ăn nhanh, vội vàng, thức ăn sẽ không được xử lý kỹ lưỡng và chuyển xuống dạ dày. Khi thức ăn không được nghiền nát sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải khiến cơ thể mệt mỏi. Khi dạ dày không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến sụt cân.
Vậy mất răng toàn hàm gây hậu quả gì với hệ tiêu hóa?
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thức ăn không được nghiền nát
Khi thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày nơi trực tiếp nhận thức ăn. Việc thếu răng khiến thức ăn luôn trong tình trạng không được nghiền nát, tình trạng này kéo dài người mất răng sẽ phải tốn nhiều thời gian cho việc ăn nhai nhưng lại ăn không ngon miệng. Thời đại ăn ngon, mặc đẹp thì chắc chắn tình trạng này rất tồi tệ.
- Dạ dày luôn trong tình trạng quá tải
Chức năng của dạ dày là chứa đựng, nhào trộn và tẩm ướt dịch vị để tiêu hóa thức ăn, cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan khác phát triển khỏe mạnh. Trường hợp mất răng sẽ khiến hệ thống ăn nhai sẽ suy yếu, thức ăn được chuyển thẳng xuống dạ dày thường là thức ăn thô chưa được nghiền nát kỹ.
Thức ăn thô, sẽ khó tiêu hóa, dịch vị buộc phải tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hóa được hết chất dinh dưỡng. Thời gian tiêu hóa thức ăn của người bị mất răng, lệch khớp cắn sẽ dài hơn do dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài khiến dạ dày dễ bị tổn thương, sinh ra đau bao tử.
Hệ tiêu hóa xảy ra vấn đề, rối loạn, sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng, các cơ quan sẽ làm việc không hiệu quả. Cơ thể bị suy nhược, luôn mệt mỏi và chán ăn sẽ làm sụt kí, lão hóa và làm việc kém hiệu quả.
Giải pháp cho người mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm gây ra hệ lụy về tiêu hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cơ thể. Trồng răng là giải pháp duy nhất giúp người mất răng toàn hàm có thể ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng cho trường hợp mất răng toàn hàm là làm hàm giả tháo lắp và trồng răng all on 4. Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như tình trạng sức khỏe mà các bác lựa chọn cho mình những giải pháp điều trị khác nhau.
Implant all on 4 vẫn là giải pháp được khuyến khích sử dụng hơn bởi tính năng vượt trội như chắc chắn, ăn nhai tốt, không rơi rụng, không phải tháo ra lắp vào. Để có phương án phù hợp với tình trạng của mình, các bác có thể đến những nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
