Mất răng số 7 trồng lại bằng cách nào tốt nhất?

Có 2 lựa chọn để phục hình răng số 7 khi mất là làm cầu răng sứ và trồng răng implant. Vậy mất răng số 7 trồng lại bằng cách nào tốt nhất? Mời các bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Các cách phục hình răng số 7

Răng số 7, hay còn gọi là răng cối số 2, đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và nghiền thức ăn trước khi tiêu hóa. Đây là chiếc răng duy nhất nằm giữa răng số 6 và số 8, và nó chỉ mọc một lần, không mọc lại khi mất. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ răng số 7 là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe nướu và hàm răng tổng thể.

Mất răng số 7 gây nên những ảnh hưởng như: Khó ăn nhai, xô lệch răng bên cạnh, tiêu xương, hóp má, xáo trộn khớp cắn… Bởi vậy việc phục hình răng số 7 sớm là hết sức cần thiết. Hiện nay có 2 cách để phục hình răng số 7 gồm: 

Làm cầu răng sứ 

Cầu răng sứ, một phương pháp phục hình răng truyền thống, đặc biệt là khi mài 2 răng bên cạnh để tạo trụ và hàn răng sứ vào giữa, đã từng được xem là phương án tốt nhất. Tuy nhiên, nó đang dần trở nên lỗi thời với những nhược điểm sau đây:

  • Việc mài 2 răng để tạo trụ có thể làm buốt trong giai đoạn đầu, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm. Có nguy cơ ê buốt kéo dài và thậm chí có thể dẫn đến cần điều trị tủy.
  • Nếu cầu răng không được làm khít, chất gắn có thể tan rã, dẫn đến hiện tượng sâu răng và hỏng trụ.
  • Răng giả treo lơ lửng có thể khó vệ sinh, tạo điều kiện cho thức ăn bám vào gầm và gây mùi miệng. Có thể gây viêm lợi và các vấn đề về răng miệng khác.
  • Cầu răng không thể ngăn chặn sự tiêu xương hàm, có thể dẫn đến việc mất thẩm mỹ và mất cân bằng sau một thời gian sử dụng.
  • 2 trụ răng phải đủ khỏe, nếu răng trụ yếu có thể gãy trụ trong quá trình ăn nhai.
  • Đặc biệt, với răng số 7, việc làm cầu răng sứ trở nên khó khăn hơn do răng 8 thường mọc lệch và không đáp ứng đủ yêu cầu của quá trình làm cầu răng sứ.

Để thay thế cho cầu răng sứ, hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại và tiên tiến hơn như cấy ghép implant, đem lại lợi ích vững vàng cho sức khỏe nướu và hàm răng. Hãy tìm hiểu thêm về những phương pháp này để có quyết định chăm sóc răng phù hợp nhất.

Trồng răng implant 

Hình ảnh trụ implant được cấy vào vùng răng 7 bị mất trên phim X – quang

Cấy ghép implant là phương pháp đặt chân răng implant vào xương hàm để thay thế chân răng thật đã mất, giúp tạo chỗ bám vững chắc cho cầu răng sứ phía trên. 

Cấu tạo của răng implant bao gồm: 

– Trụ implant 

– Khớp Abutment

– Mão răng sứ (thay thế mặt răng thật)

Trồng răng Implant ra đời khắc phục được những nhược điểm của cầu răng để khắc phục tình trạng mất răng hàm dưới với các ưu điểm nổi bật:

– Thẩm mỹ hài hòa, trẻ trung hơn

– Răng giả có chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn tốt như răng thật.

– Trụ implant với chất liệu từ Titanium có độ tương thích sinh học cao, không chứa thành phần gây dị ứng giúp quá trình tích hợp xương nhanh chóng. Thân răng được làm từ sứ titan hoặc 100% toàn sứ không hề bị oxy hóa trong môi trường miệng.

– Trụ implant thay thế chân răng giúp khắc  phục tình trạng tiêu xương hàm, hôi miệng, răng kế cận bị xô lệch, viêm nướu…

– Implant điều trị theo hướng bảo tồn, không xâm lấn các răng bên cạnh, không phải mài 2 răng bên cạnh như cầu răng sứ.

– Tuổi thọ của răng Implant rất cao, trên 20 năm hoặc bền trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

So về mặt kinh tế thì ngay ở thời điểm làm răng bạn có thể thấy cầu răng sứ sẽ rẻ hơn implant, tuy nhiên lâu dài cầu răng sứ hỏng, chi phí sửa chữa sẽ tốn kém hơn nhất nhiều. Bởi vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương án điều trị bạn nhé, trồng răng implant làm một lần sử dụng trọn đời. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat