Mất răng số 7 trồng lại bằng cách nào? Hết bao nhiêu tiền?

Răng số 7 là chiếc răng có vai trò rất quan trọng trên cung hàm, khi mất răng số 7 bạn cần tìm cách phục hình lại càng sớm càng tốt. Vậy mất răng số 7 trồng lại bằng cách nào? Chi phí hết bao nhiêu? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Răng số 7 là răng như thế nào? 

Răng số 7 (răng cối số 2) là răng nằm giữa răng số 6 và số 8, răng này có chức năng ăn nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.  Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần, không mọc lại khi mất nên bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này nói riêng và hàm răng nói chung thật khỏe mạnh. 

Độ tuổi bắt đầu mọc răng số 7 vĩnh viễn là từ 12 tuổi, khi răng sữa đã thay hết. Một người có 4 răng số 7, 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới. 

Chiếc răng số 7 này cũng có hình dạng, kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Răng số 7 có nhiều chân và có từ 3 ống tủy trở lên.

Chức năng của răng số 7 là gì? 

  • Nhiệm vụ quan trọng nhất của răng số 7 là nghiền nát thức ăn để đưa xuống cung hàm. 
  • Tuy không lộ rõ như các răng phía trước, nhưng răng số 7 cũng góp phần quan trọng quyết định tới thẩm mỹ gương mặt. Góp phần nâng đỡ cơ mặt làm cho khuôn mặt và làn da được căng mịn, khỏe đẹp.
  • Răng số 7 là điểm tựa vững chắc cho cung hàm, cùng với các răng khác tạo nên một hàm răng khít sát, tựa vào nhau. Tránh được các hiện tượng như răng lung lay, răng mọc lệch, răng nghiêng sai hướng. Cùng nhau củng cố xương hàm được khỏe mạnh. 

Với vai trò cốt lõi như vậy, nên việc bảo tồn răng 7 luôn là tiêu chí được các bác sĩ khoa phục hình trong miệng tại nha khoa Thùy Anh khuyến nghị bệnh nhân. Vì nếu chẳng may mất răng số 7 chúng ta sẽ phải đối diện với các nguy cơ như: 

  • Tiêu xương: Sau khi mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu đi nhanh chóng. Tốc độ tiêu xương hàm thì sẽ tùy thuộc vào từng người, từng vị trí. Trong năm đầu tiên, nhổ răng xương sẽ tiêu đi khoảng 25% và tiếp tục tiêu ở các năm tiếp theo, đến khoảng 3 – 4 năm thì xương hàm tiêu đi 40 – 60%.
  • Đổ răng, trồi răng: Vị trí bên cạnh khoảng mất răng sẽ nghiêng vào khoảng trống. Đặc biệt là các răng phía sau. Các răng trên thì trồi xuống dưới. Lâu dần thức ăn sẽ bị nhồi nhét, gây sâu răng vùng này. Vận động khớp hàm cũng gặp nhiều cản trở, và tạo ra sự gài khớp kiểu răng lược, làm giảm chất lượng ăn nhai.
  • Viêm tủy, viêm nướu: Trường hợp mất răng không phục hồi và không được chữa tủy sẽ dẫn tới tình trạng viêm nướu và tủy dẫn tới đau nhức, sưng tấy tái đi tái lại nhiều lần. 

Bởi vậy khi gặp tình trạng mất răng việc tìm phương án phục hình nên được tiến hành càng sớm càng tốt. 

Vậy trồng lại răng số 7 bằng cách nào?

Lựa chọn tốt nhất để phục hình răng số 7 đã mất chính là trồng răng implant – phương pháp này giúp phục hình từ chân răng tới mặt nhai của một chiếc răng đã mất. 

Cụ thể, trồng răng implant là kỹ thuật phục hình răng giả bằng cách cấy vào xương hàm một chiếc chân răng nhân tạo, kết nối với abutment rồi chụp mão sứ lên trên.

Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ không mài răng bên cạnh hoặc tác động tới các răng xung quanh. Răng được trồng lại có cả chân răng, thân răng, mão răng – một chiếc răng mới vững chắc, thẩm mỹ cao. Trụ implant thay thế cho chân răng tự nhiên nên không gây ra tình trạng tiêu xương khi bị mất răng. 

Điều quan trọng nhất khi trồng răng implant là bạn cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tại các nha khoa uy tín với phòng điều trị vô trùng tuyệt đối. Và địa chỉ phòng khám nha khoa Thùy Anh chính là lựa chọn hàng đầu để thực hiện trồng răng implant bạn nên lựa chọn. 

Răng số 7 là chiếc răng có vai trò quan trọng, bạn nên có biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt để tránh nguy cơ gặp phải những bệnh lý răng miệng nguy hiểm và tránh tốn kém khi phải phục hình răng. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat