Mất răng cửa lâu năm phục hình bằng cách nào tốt nhất? 

Mất răng cửa có thể do nguyên nhân bệnh lý răng miệng hay tác động mạnh từ thói quen sử dụng răng để cắn đồ cứng… Dù nguyên nhân nào thì việc phục hình răng là hết sức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, mời bạn tìm hiểu về vai trò của răng cửa, ảnh hưởng của việc mất răng cửa lâu năm cũng như cách phục hình tốt nhất.

Răng cửa là răng như thế nào? Có vai trò gì? 

Răng cửa là chiếc răng nằm ở vị trí số 1 và 2 trên cung hàm. Chiếc răng này xuất hiện đầu tiên ở hàm dưới khi bạn 6 tháng tuổi. Răng cửa có mặt lưỡi hình tứ diện, đôi khi có gờ dọc ở 2 bên bờ giống dạng chiếc xẻng. Tổng hai hàm có 4 chiếc răng cửa, mỗi hàm có 2 chiếc chia làm răng ngoài và răng trong có chức năng cắn thức ăn. 

Mỗi người chúng ta sẽ có 32 chiếc răng gồm răng cửa, răng hàm và răng khôn. Trong đó răng cửa có vai trò cắn, xé thức ăn để hỗ trợ răng hàm nghiền nát và nhai nhỏ thức ăn đưa xuống dạ dày. Răng cửa cũng là chiếc răng nằm ở vị trí trung tâm và có vai trò to lớn về mặt thẩm mỹ của nụ cười và gương mặt. 

Mất răng cửa lâu năm gây nên những ảnh hưởng gì?

Theo các chuyên gia, khi mất răng cửa lâu năm ngoài việc tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng thì hậu quả của việc mất răng cửa sẽ bao gồm: 

– Tiêu xương hàm: Xương hàm thông thường sẽ gắn chặt với chân răng nhờ lực nhún của chân răng tác động trong quá trình ăn nhai. Khi mất răng, xương hàm sẽ không được kích thích bởi vậy nó sẽ ngừng phát triển và lâu ngày xương sẽ bị tiêu biến. 

– Ảnh hưởng tới các răng còn lại: Hàm răng của chúng ta là một cấu trúc liền mạch, các răng khỏe mạnh sẽ nâng đỡ, dựa vào nhau, đảm bảo sự chắc chắn để ăn nhai. Tình trạng, mất 1 hoặc nhiều răng sẽ phá hủy cấu trúc của răng, dưới tác động của lực nhai – lực ép của răng hàm dưới lên hàm trên sẽ khiến răng ở 2 bên vị trí răng bị mất lệch hướng, chân răng sẽ từ từ bị bẩy lên và rụng mất răng. Tình trạng này nếu không khắc phục ngay sẽ gây ra mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất nguyên hàm.

– Biến dạng gương mặt: Sau khi răng tiêu biến, vùng này sẽ không còn gì nâng đỡ da mặt. Mất răng hàm thì sẽ khiến vùng má hóp lại, răng cửa thì bị móm và da đó chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn làm cho gương mặt biến dạng, già đi.

Phương pháp phục hình răng cửa chắc chắn và thẩm mỹ

Trước đây khi mất răng cửa chúng ta thường sử dụng phương pháp cầu răng sứ để phục hình, tuy nhiên hiệu quả về lâu dài của phương pháp này không được đánh giá cao, không phù hợp với mong muốn của bệnh nhân. Bởi vậy trồng răng implant ra đời, đây là giải pháp phục hình răng tốt nhất cho mọi trường hợp mất răng. 

Với implant, bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ vào vùng răng mất, không mài răng bệnh cạnh để làm trụ, hạn chế tối đa tình trạng tổn thương khắc phục được nhược điểm của phương pháp bắc cầu răng sứ.

Cấu tạo 1 răng implant gồm 3 phần:

– Chân Implant cấy ngầm dưới xương hàm

– Phần abutment nối chân với răng sứ bên trên

– Mão răng sứ

Để thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ đặt trụ Implant được làm từ vật liệu Titanium vào trong xương hàm để thay thế phần chân răng đã bị mất. Sau một thời gian khi chân răng này tích hợp chắc chắn vào xương thì bác sĩ sẽ phục hình thân răng phía trên bằng cầu răng hoặc mão răng sứ.

Ưu điểm của phương pháp cấy ghép implant: 

– Khả năng ăn nhai chắc chắn vì trụ Implant có độ bền chắc cao hơn răng thật.

– Răng Implant có tính thẩm mỹ cao, tự nhiên như răng thật mọc từ nướu, duy trì ổn định lâu dài.

– Không xâm lấn tới các răng bên cạnh

– Tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Nhược điểm:

– Implant là kỹ thuật phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm và nha khoa thực hiện trang bị công nghệ hiện đại. 

– Thời gian thực hiện mất từ 3 – 6 tháng vì trụ implant cần thời gian để tích hợp với xương hàm. 

Trên đây là thông tin về cách phục hình răng cửa bị mất tốt nhất hiện nay. Khi mất răng bạn nên sớm thực hiện trồng lại để đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của nụ cười. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trồng răng implant và sớm tìm cho mình phương pháp phục hình răng tốt và an toàn nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat