Mất nhiều răng trồng implant có tốt không? Trồng như thế nào?

Trước đây trường hợp mất nhiều răng thường được chỉ định làm hàm giả tháo lắp để khôi phục khả năng ăn nhai. Nhưng hiện nay ngành nha khoa hiện đại đã cho ra đời phương pháp trồng răng implant, được quảng cáo là giúp khắc phục nhược điểm của hàm giả tháo lắp, mang lại khả năng ăn nhai tốt hơn. Vậy thực tế mất nhiều răng trồng implant có tốt không? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Tác hại của việc mất nhiều răng 

Tình trạng mất nhiều răng

Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận chức năng riêng, đồng thời răng cùng khoang miệng tạo sự cộng hưởng giúp phát âm tròn và rõ tiếng hơn. Do đó, trình trạng mất nhiều răng sẽ gây ra các hậu quả như: 

– Ăn nhai khó, lực nhai giảm sút khiến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa gây nên các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.  

– Mất răng khiến lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích với vùng xương hàm không còn. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến xương hàm bị tiêu dần, gây hóp má, da mặt chảy xệ, già trước tuổi. 

– Các răng trong cung hàm đều nâng đỡ nhau giúp lực nhai được trải đều. Khi răng bị mất thì răng đối diện sẽ không còn lực nâng đỡ và có hướng trồi vào khoảng trống mất răng.

– Mất nhiều răng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn khớp thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng và ảnh hưởng tới dây thần kinh kết nối xương hàm.

– Ảnh hưởng tới phát âm, đặc biệt là trường hợp mất răng cửa dễ dẫn tới phát âm không chính xác, nói ngọng hay nói ra hơi gió.

– Mất một răng hay mất nhiều răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi nói cười, nhất là mất răng cửa hoặc mất răng nanh.

Nguyên nhân gây mất răng cụ thể là do bẩm sinh, tuổi tác, do chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc tai nạn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Dù nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì thì bạn cũng cần tìm giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt. 

Vậy mất nhiều răng trồng implant có tốt không?

Phục hình răng mất bằng răng giả tháo lắp là phương pháp cổ điển đã được áp dụng từ rất lâu. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại rất nhiều nhược điểm, gây phiền phức cho người sử dụng như vướng víu, khó vệ sinh, dễ bị nhét thức ăn, phát âm kém, dễ rơi khi nói, hát và đặc biệt là khả năng ăn nhai rất kém, không tránh được tình trạng tiêu xương khiến gương mặt bị biến dạng. 

Điều quan trọng hơn là hàm giả tháo lắp chủ yếu vẫn tựa vào răng thật. Răng thật của bạn sẽ làm răng trụ, dùng để móc hàm giả vào, hay răng thật được mài nhỏ để gắn cầu răng.

Dưới tác động của lực ăn nhai, răng giả thường tạo ra những lực phân tán ngang hoặc lực đòn bẩy và như thế sẽ không tốt cho răng trụ, lâu ngày dẫn tới tổn thương và khiến răng làm trụ bị lung lay không hồi phục.

Thời gian trở lại đây, kĩ thuật cấy ghép Implant đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Bệnh nhân mất răng với các trường hợp mất 1 răng, mất nhiều răng, mất răng toàn hàm đã có thể tiếp cận với phương pháp này và nhận được rất nhiều lợi ích. 

Implant là phương pháp bác sĩ thực hiện cấy trực tiếp trụ implant vào vùng răng mất mà không tác động tới các răng bên cạnh. Răng implant sẽ tích hợp với xương hàm mang tới khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật, chịu lực và bền bỉ với thời gian. 

Răng implant giúp hạn chế tình trạng tiêu xương và từ đó giảm nguy cơ mất răng còn lại. Đồng thời phục hình trên Implant cũng mang tới kết quả tối ưu và giống với răng thật nhất. 

Khi trồng răng implant cho trường hợp mất nhiều răng, chúng ta sẽ không nhất thiết là mất răng nào phải trồng lại răng đó. Cụ thể trường hợp mất 3 răng bác sĩ sẽ thực hiện trồng 2 trụ implant sau đó làm cầu răng sứ trên trụ implant, hoặc trường hợp mất răng toàn hàm cũng chỉ cần trồng 4 – 6 trụ implant (trồng răng all on 4/6) sau đó làm hàm giả trên trụ implant. Tóm lại, nếu bạn thực hiện trồng răng tại các địa chỉ nha khoa uy tín thì chắc chắn bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án tốt và tiết kiệm nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat