Răng hàm là những chiếc răng có vai trò ăn nhai chính trên cùng hàm, nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vậy mất răng hàm lâu năm có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Răng hàm gồm những răng nào?
Hàm răng của người trưởng thành gồm có 32 chiếc răng. Răng hàm (răng cối) gồm răng hàm lớn và hàm nhỏ, tổng cộng sẽ có 20 chiếc răng hàm.
- Răng hàm nhỏ gồm 8 chiếc (bao gồm răng số 4, 5), trong đó 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới.
- Răng hàm lớn bao gồm tổng cộng 12 chiếc (bao gồm cả răng số 6, 7, 8), với mỗi hàm chứa 6 chiếc răng. Trong số này, răng khôn – răng số 8 – cũng được xem xét là một phần của răng hàm.
Cấu trúc của răng hàm bao gồm hai phần chính: phần thân và phần chân răng. Phần thân là phần mà chúng ta có thể quan sát thấy, trong khi phần chân răng nằm sâu dưới nướu và gắn chặt vào xương hàm. Răng hàm có những đặc điểm riêng biệt như mặt nhai lớn và gờ rãnh. Số lượng chân răng hàm cơ bản từ 2 đến 4, tùy thuộc vào vị trí cụ thể của răng trong hàm.
Vai trò của răng hàm
- Răng hàm có vai trò nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, điều này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện hơn.
- Việc bạn phát âm có chuẩn hay không cũng chịu ảnh hưởng của xương hàm. Khi bị mất răng 1 hoặc nhiều răng hàm thì giữa các răng có khoảng trống lớn sẽ khiến phát âm không được tròn vành rõ chữ
- Bảo vệ xương hàm và tạo nên tính hài hòa và sự cân đối cho cấu trúc khuôn mặt.
Lưu ý: Răng hàm số 8 hay còn được gọi là răng khôn, chiếc răng này ít có vai trò trong quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Vì răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng nên khi mọc nên sẽ không đủ chỗ trên cùng hàm dẫn tới mọc ngầm, mọc đâm ngang răng bên cạnh gây đau nhức, ê buốt, viêm nhiễm… Nên chiếc răng này khi được chỉ định nhổ bỏ thì bạn cũng không nên lo lắng về vai trò của răng số 8. Ngược lại, với những chiếc răng hàm còn lại bạn sẽ bạn cần hết sức lưu ý đến hậu của của việc mất răng.
Hậu quả của việc mất nhiều răng hàm
Mất nhiều răng hàm lâu năm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Các răng xung quanh yếu đi: Mất răng nhiều răng hàm sẽ khiến lực nhai tác động không đều đến các răng còn lại, khiến các răng xung quanh dần yếu đi và dễ gặp các bệnh lý như sâu răng, đau mỏi hàm, lệch khớp cắn…
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng: Khi sự nghiền nát thức ăn không tốt,. thức ăn không được nghiền đủ nhỏ thì hệ tiêu hoá phải hoạt động mạnh hơn để chuyển hoá và hấp thụ thức ăn, lâu ngày có thể dẫn đến viêm đau.
- Các bệnh về răng miệng: Mất nhiều răng hàm do bệnh lý nhưng không được điều trị triệt để sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nướu và tuỷ răng. Biểu hiện của tình trạng này là những cơn đau nhức âm ỉ trong vòm miệng, nướu thường xuyên sưng tấy và dễ chảy máu khi có tác động từ bên ngoài như đánh răng, xỉa răng, hay nhai thức ăn.
- Tiêu xương hàm: Khi vùng xương hàm ở nơi mất răng không chịu tác động của lực nhai từ chân răng, xương hàm sẽ bị tiêu đi. Điều này đi kèm với tình trạng tụt nướu.
- Mất sự ổn định giữa các răng: Thiếu nhiều răng hàm và hiện tượng tiêu xương hàm có thể làm cho các răng xung quanh mất đi sự nâng đỡ, dẫn đến việc chúng bị xô lệch và nghiêng ngả về phía khoảng trống mất răng. Những răng đối diện cũng có thể thòng xuống.
- Lão hoá sớm: Tiêu xương hàm có thể làm cho vùng má ở vị trí mất răng bị hóp vào, dẫn đến da nhăn nheo, chảy xệ, và biến dạng khuôn mặt. Sự mất cân đối là điều không tránh khỏi.
Để khắc phục những tình trạng trên, khi mất răng hàm bạn nên tìm hiểu phương pháp phục hình răng mất sớm nhất có thể. Hiện nay có 2 phương pháp làm răng giả khi bị mất răng đó là làm cầu răng sứ và trồng răng implant. Giải pháp được bác sĩ khuyến khích áp dụng hiện nay là trồng răng implant để khôi phục khả năng ăn nhai chắc chắn cũng như phòng tránh tình trạng tiêu xương.