Làm răng giả tháo lắp có tốt không? Nha khoa Thùy Anh

Hiện nay, răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình răng nhanh chóng, dễ thực hiện, không xâm lấn nhưng vẫn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, răng giả tháo lắp vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình sử dụng. Vậy răng giả tháo lắp là gì? Làm răng giả tháo lắp có tốt không? Mời các bạn cùng đón đọc những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Răng giả tháo lắp là gì? Cấu tạo của răng giả tháo lắp như thế nào?

Răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình nhằm thay thế một  răng, nhiều răng hay toàn bộ hàm răng đã mất.  Răng giả tháo lắp giúp cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.  

Răng giả tháo lắp có cấu tạo gồm 2 phần, thứ nhất là khung răng làm bằng nhựa hay kim loại được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa với thiết kế theo đúng kích thước khung hàm. Phần thứ 2 là răng giả được làm bằng titan hoặc sứ gắn lên trên khung răng, giúp phục hình răng mất nhanh chóng.

Ưu điểm của răng giả tháo lắp

Với mỗi phương pháp phục hình, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đối với răng giả tháo lắp cũng có những ưu điểm như: 

– Thời gian phục hình nhanh chóng

Đối với phương pháp này, đảm bảo không xâm lấn đến mô răng thật, không phải phẫu thuật, và không tác động đến xương hàm nên thời gian phục hình nhanh chóng, 

– Chi phí rẻ

Hàm tháo lắp có giá thành thấp nhất so với phương pháp cầu răng sứ hay trồng răng nhân tạo implant.

– Chất liệu an toàn đối với sức khỏe răng miệng

Răng giả tháo lắp được làm nhựa nha khoa chuyên dụng, lành tính; răng giả được làm bằng titan hoặc sứ không gây ra kích ứng, an toàn với môi trường khoang miệng cũng như sức khỏe toàn thân. 

– Cải thiện thẩm mỹ

Răng giả tháo lắp giúp che đi những khoảng trống do mất răng, cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

– Vệ sinh dễ dàng

 Hàm răng giả có thể tháo ra lắp vào dễ dàng, thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng cũng như vệ sinh hàm răng giả tháo lắp. 

Làm răng giả tháo lắp có tốt không?

Tuy nhiên, răng giả tháo lắp hiện nay là một trong những phương pháp phục hình răng phổ biến, có mức chi phí tiết kiệm, hiệu quả phục hình nhanh chóng thế nhưng phương pháp này lại không được đánh giá cao về độ bền, khả năng ăn nhai và việc sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như: 

– Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm

Răng giả tháo lắp chỉ được gắn lên phần xương hàm mà hoàn toàn không có chân răng cố định, lực ăn nhai không được tác động vào bên trong xương hàm. Dẫn đến mật độ xương không được kích thích phát triển, dẫn đến tình trạng tiêu xương, hóp má, khuôn mặt chảy xệ không còn cân đối và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp cắn.

– Tính thẩm mỹ không cao

Răng giả tháo lắp chỉ có tác dụng che đi khoảng trống do bị mất răng thật, và hàm  chỉ được gắn tạm thời lên nướu, làm lộ ra kẽ hở nướu. Đồng thời, do xương hàm bị tiêu khiến hai má bị hóp vào, da mặt chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn ở hai khóe miệng, khiến bạn già hơn so với tuổi thật.

– Gây khó khăn trong ăn nhai sau một thời gian sử dụng

Răng giả tháo lắp chỉ được thiết kế ôm sát vào nướu, không được cố định chắc chắn trên cung hàm. Do đó, sau một thời gian sử dụng hàm giả  lỏng lẻo, dễ rơi ra ngoài khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Cùng với đó, lực nhai của hàm giả tháo lắp sẽ không được đảm bảo trong việc nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, gây ra nhiều hệ lụy đến hệ tiêu hóa và sức khỏe cơ thể. 

– Gây tổn thương mô nướu, khoang miệng 

Do cấu tạo có các móc kim loại ở hàm giả bán phần gắn vào răng thật dễ gây co kéo, di răng và ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của răng thật. Đồng thời gây xước môi má trong quá trình sử dụng hàm răng giả.

Đối với hàm nhựa toàn phần, nền nhựa chỉ ôm sát vào thời gian đầu, qua một thời gian sẽ không còn sát khít với phần nướu, khi ăn uống dễ bị cộm cấn, lệch ra khỏi nướu, gây đau và có thể ảnh hưởng tới nướu như rách nướu.

– Răng giả tháo lắp gây hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác

Phần hàm được làm từ nhựa, sau một thời gian tiếp xúc trong môi trường khoang miệng sẽ biến chất và tạo mùi hôi.

– Tuổi thọ thấp 

Ngoài ra, tuổi thọ sử dụng của răng giả tháo lắp chỉ khoảng 3 đến 5 năm là phải thay mới.

Qua những thông tin đã được chia sẻ ở trên, phương pháp làm răng giả tháo lắp chỉ là phương án “cứu cánh” cho tình trạng mất răng trong thời gian ngắn để đảm bảo chức năng ăn nhai và tiêu hóa của răng miệng. 

Cô/chú anh chị gặp tình trạng mất răng có thể tìm hiểu phương pháp phục hình cầu răng sứ hoặc phương pháp cấy ghép implant tại Nha khoa Thùy Anh 

Để có nhìn tổng quan hơn về các phương pháp phục hình và cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương án phù hợp nhất, tránh những hậu quả không đáng có. 

Vì vậy, đối với những cô/chú anh chị gặp tình trạng mất răng hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn phương án phục hình răng tối ưu nhất,  tránh những biến chứng không đáng có về sau. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat