Hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng số 2 

Răng số 2 thuộc nhóm răng cửa, đây là vị trí dễ dàng nhìn thấy khi bạn giao tiếp. Vì vậy, răng cửa không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài mà còn có chức năng cắn xé thức ăn, hỗ trợ quá trình ăn nhai. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị mất răng số 2. Vậy hậu quả của việc mất răng số 2 là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng và diện mạo bên ngoài của chúng ta?

Răng số 2 là răng nào? Có vai trò gì?

Răng số 2 là chiếc răng thuộc nhóm răng cửa, hay còn gọi là răng cửa bên. Răng số 2 nằm ở phía trước trong cung hàm, có chức năng cắn xé thức ăn thành từng miếng nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng số 2

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng số 2 như:

– Dùng răng cửa để cắn, xé những  thức ăn quá dai cứng làm cho răng bị tổn thương, lâu dài sẽ làm cho răng cửa trở nên yếu dần và rụng đi.

– Do tuổi tác, hệ miễn dịch ngày càng suy giảm, dẫn đến tình trạng loãng xương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển. Dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… dẫn đến mất răng

-Một số nguyên nhân khách quan như: va chạm hay tai nạn khiến mất răng số 2.

Ảnh hưởng khi mất răng số 2

 

Vì vị trí nằm ở mặt ngoài của cung hàm, nên khi mất răng số 2 không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tin tin trong giao tiếp mà còn kéo theo nhiều hệ lụy như:

– Ăn nhai khó khăn

Như đã đề cập ở trên, răng số 2 có nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Vì vậy, khi bạn bị mất răng số 2, khả năng ăn nhai kém dẫn đến khó hấp thụ chất dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể.

– Ảnh hưởng đến các răng liền kề

Mất răng số 2 khiến các răng kế cận bị xô lệch, có xu hướng dịch chuyển vào vị trí răng mất, gây sai lệch khớp cắn, có nguy cơ gây ra tình trạng đau nhức khớp thái dương hàm.

– Có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng

Khi răng số 2 mất, thức ăn dễ dàng bị nhét vào vị trí răng mất, nếu không được vệ sinh kỹ sẽ hình thành mảng bám, vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu….

– Tiêu xương, lão hóa sớm

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nghiêm trọng khi mất răng, xương hàm ở vị trí này sẽ dần bị tiêu đi khiến vùng da quanh miệng sẽ chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn, lão hóa sớm. 

Phương pháp khắc phục răng số 2 bị mất

Dựa vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp khắc phục sao cho hiệu quả nhất. Có một số biện pháp khắc phục như:

– Cầu răng sứ 

Là phương pháp khôi phục thân răng mất bằng cách mài răng răng bên cạnh để làm trụ sau đó sử dụng một cầu răng gồm 3-4 mão sứ để gắn lên trên trụ cầu. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đảm bảo 2 răng bên cạnh phải chắc khỏe mới có thể nâng đỡ mão sứ.

– Cấy ghép implant

Đây là phương pháp phục hình răng mất tốt nhất hiện nay, giúp phục hình trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng. Trụ implant được cắm trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng thật đã mất, sau đó gắn mão sứ lên trên thông qua khớp nối abutment để phục hình răng mất hoàn chỉnh nhất, đảm bảo ăn nhai và chắc khỏe y như răng thật.

Tuy 2 phương pháp đều có tác dụng cải thiện thẩm mỹ, phục hồi chức năng ăn nhai của răng miệng. Nhưng trong đó, cấy ghép implant sẽ được đánh giá cao hơn vì:

+ Áp dụng được cho nhiều tình trạng răng mất

+ Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm

+ Tồn tại độc lập, không ảnh hưởng đến các răng liền kề, không xâm lấn mô răng thật

+ Răng implant chắc khỏe, phục hồi chức năng ăn nhai như răng thật và tuổi thọ trọn đời nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Trên đây là những thông tin về mất răng số 2 và hậu quả khi mất răng số 2. Vì vậy,để tránh những biến chứng không mong muốn bạn nên có kế hoạch điều trị răng mất sớm nhất. Và nên lựa chọn những nha khoa uy tín, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm để có thể đưa ra cho bạn phương pháp phục hình răng tốt nhất, phù hợp nhất với mong muốn cũng như nhu cầu của bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat