Răng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa, đảm nhiệm chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cho hàm răng trong suốt cuộc đời. Một hàm răng khỏe mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, vì một số lý do khiến răng của bạn bị gãy. Vậy gãy răng có mọc lại được không? cũng là thắc mắc của nhiều người.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành nha khoa hiện đại, gãy răng không còn là vấn đề đáng lo ngại. Vậy giải pháp nào phục hình răng gãy tối ưu nhất, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng
Răng là bộ phận cứng nhất trong cơ thể nhưng lại là bộ phận duy nhất trong cơ thể không tự chữa lành, dễ bị tổn hại do các yếu tố bên trong và bên ngoài như:
– Tuổi tác
Tuổi càng cao, hệ miễn dịch càng suy giảm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng loãng xương ở người già gây gãy răng, mất răng cũng là điều không thể tránh khỏi.
– Cắn thức ăn quá cứng
Cắn thức ăn quá cứng dễ gây hỏng men răng, gây nguy cơ sứt mẻ răng, và có nguy cơ gãy răng.
– Chấn thương bên ngoài
Do những yếu tố ngoại lực tác động từ bên ngoài gây gãy răng.
– Chăm sóc và vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn khiến thức ăn bị nhét vào kẽ răng, lâu dần hình thành vi khuẩn và các mảng bám. Lâu dần số lượng mảng bám ngày càng nhiều, các ô vi khuẩn sẽ tấn công vào nướu gây viêm nướu, nha chu, sâu răng… làm cho răng miệng ngày càng yếu đi và dẫn đến gãy răng, mất răng
– Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
DO thiếu canxi, một thành phần quan trọng trong cấu tạo của răng.
Các trường hợp răng bị gãy
– Răng gãy theo chiều ngang
Đây có thể do bị tác động vật lý với một lực quá mạnh, hoặc bệnh sâu răng không được điều trị kịp thời, khiến răng cửa bạn bị gãy ngang. Dẫn đến tình trạng ê buốt răng vì khi răng gãy, ngà và tủy răng sẽ bị lộ ra ngoài.
– Răng gãy theo chiều dọc
Răng bị gãy một nửa theo chiều dọc, tuy nhiên có thể xảy ra 2 trường hợp còn chân răng và mất chân răng, bạn nên đến thăm khám sớm để có biện pháp điều trị tối ưu nhất.
– Gãy cả chân răng
Chân răng và xương ổ răng bị tổn thương quá mức, phải nhổ bỏ để phục hình răng mới.
Ảnh hưởng của tình trạng gãy răng
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Gãy răng, đặc biệt gãy ở vị trí răng cửa sẽ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
– Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và các bệnh lý kéo theo
Răng đảm nhiệm vai trò cắn xe và nhai thức ăn, khi răng bị gãy việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn khiến mặt bị lệch lạc, không cân đối. Nguy hiểm hơn là tình trạng gãy răng hàm, sẽ gây nên tình trạng nhai một bên dẫn tới khớp cắn bị lệch lạc, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Bên cạnh đó, răng bị gãy thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
– Dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng
Răng sứt, gãy dễ làm lộ cấu trúc bên trong của răng, khiến dễ sâu và nhiễm trùng hơn. Ảnh hưởng đến thần kinh, thậm chí có thể hình thành áp xe răng, điều này cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
Gãy răng có mọc lại được không?
Răng là một bộ phận quan trọng trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai, thẩm mỹ. Gãy răng có mọc lại được không chắc hẳn đây cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Đối với răng sữa bị gãy, có thể mọc lại được. Còn người trưởng thành thì răng vĩnh viễn gãy sẽ không bao giờ mọc lại được.
Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại, tình trạng gãy răng, mất răng không phải là điều đáng lo ngại nữa vì đã có những biện pháp phục hồi răng gãy một cách hiệu quả như.
– Bọc răng sứ thẩm mỹ
Trường hợp bạn chỉ gãy một phần thân răng và chân răng vẫn còn đang chắc khỏe thì phương pháp bọc răng sứ sẽ rất hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành xử lý phần răng gãy và chụp mão sứ bên ngoài, mão sứ có màu sắc y như răng thật đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
– Trồng răng implant
Nếu trường hợp của bạn nặng hơn, gãy thân răng ảnh hưởng đến cả chân răng, thì phương pháp trồng răng nhân tạo implant sẽ thích hợp nhất đối với trường hợp này. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ phần răng bị hư tổn, và cấy trụ implant vào trong xương hàm. sau thời gian từ 2-6 tháng trụ tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trên trụ implant thông qua khớp nối abutment, mang lại khả năng ăn nhai gần giống như răng thật.
Răng nhân tạo Implant có cấu tạo giống với răng thật nên có độ bền vững chắc và tính thẩm mỹ cao. Răng sứ có thể tồn tại vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc tốt cho răng miệng của mình.
Sự thật là không có răng nào tốt bằng răng thật của mình cả. Vì thế nên chăm sóc răng miệng thật tốt là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ tình trạng nào trong răng miệng của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất, tránh những hệ lụy về sau bạn nhé.