Răng hàm là có chức năng quan trọng trong việc ăn nhai và bảo vệ xương hàm. Tuy nhiên, đây là một trong những nhóm răng rất dễ bị sâu. Vậy răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không? Có nên nhổ răng hàm bị sâu và trồng lại.
Vì sao răng hàm dễ bị sâu?
Răng hàm có 12 chiếc chia đều cho 2 hàm, gồm răng cối lớn số 6, số 7 và số 8 (răng khôn) nằm phía trong cùng trên mỗi cung hàm.
Trừ 4 chiếc răng khôn thì mỗi chiếc răng hàm đều có vai trò quan trọng, nắm giữ chức năng ăn nhai chính, tiếp xúc nhiều với thức ăn. Tuy nhiên vì chúng nằm ở bên trong cùng của cung hàm và có các rãnh lõm trên bề mặt nên rất dễ bị nhét vụn thức ăn thừa và bị vi khuẩn tấn công phá hủy men răng.
Vì những chiếc răng hàm này nằm khuất bên trong nên khi bị sâu thường rất khó phát hiện, khi đã có những dấu hiệu rõ ràng hoặc ăn uống bị đau nhức thì mới để ý thì răng đã sâu đã ở mức độ khá nặng.
Răng hàm bị sâu có nên nhổ?
Sâu răng hàm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai của răng miệng, và sâu răng hàm thường được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất.
Chính vì vậy, răng hàm bị sâu có nên nhổ hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sâu của chiếc răng này.
Ngày nay, với phương châm bảo tồn răng thật, việc cố gắng giữ lại chiếc răng đóng vai trò chính trong ăn nhai luôn được bác sĩ đặt lên hàng đầu,.
Trong trường hợp răng hàm bị sâu nhẹ, chưa sâu vào tủy gây viêm tủy thì chỉ cần làm sạch ổ sâu và tiến hành trám răng lại.
Trường hợp răng hàm bị sâu nặng, sâu vào tủy gây viêm tủy thì cần phải chữa tủy trước, sau đó mới trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục lại hình dáng và kích thước ban đầu của răng.
Đối với những trường hợp răng hàm sâu quá nặng, không có biện pháp nào để phục hồi và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến những răng xung quanh thì việc nhổ bỏ răng hàm là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc nhổ răng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám, chụp phim X – Quang cụ thể.
Có nên nhổ răng hàm bị sâu và trồng lại
Nếu răng hàm bị sâu quá nặng, không thể bảo tồn và được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng trồng lại răng giả càng sớm càng tốt.
Bởi vì mất răng hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi sâu răng, cấu trúc của răng hàm bị phá vỡ, lớp men răng bị mất nhiều ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai khi đấy ăn nhai sẽ khó khăn hơn và cảm thấy ê buốt khi ăn. Việc ăn uống kém, không hấp thụ được dưỡng chất cũng khiến sức khỏe toàn thân bị giảm sút, thức ăn đưa xuống dạ dày chưa được nghiền nát, gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn thân.
Nếu răng hàm bị sâu mà không có biện pháp điều trị kịp thời, thì rất dễ lây lan qua những vùng răng lân cận. Một khi răng hàm bị sâu nặng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Các phương pháp trồng răng hàm sau khi nhổ
Có 3 phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant.
Với mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong đó phương pháp trồng răng vĩnh viễn implant được cho phương pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay. Với phương pháp này bác sĩ sẽ cắm implant vào xương hàm thay thế cho chân răng thật đã mất, sau khoảng thời gian từ 3-6 tháng, khi chân răng nhân tạo đã tích hợp với xương hàm bác sĩ sẽ tiến hành phục hình mặt nhai bằng cách gắn mão sứ lên phía trên thông qua khớp nối abutment.
Với phương pháp này không chỉ giúp phục hình răng mất hoàn chỉnh mà còn bảo tồn các răng thật còn lại, khôi phục chức năng ăn nhai chắc chắn y như răng thật. Ngoài ra, trồng răng implant có thể khắc phục hoàn toàn những hậu quả do mất răng gây ra, ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, rất phù hợp với vị trí răng cần lực ăn nhai tốt, và có thể sử dụng trọn đời nếu bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
Tùy vào từng trường hợp sâu răng hàm mà các bác sĩ sẽ có đưa ra giải pháp xử lý khác nhau. Để biết chính xác tình trạng sâu răng cũng như lựa chọn phương pháp phục hình phù hợp bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và có phương án điều trị tốt nhất.