Có nên bỏ cầu răng sứ hỏng để làm trụ implant không? 

Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng mất nhanh và tiết kiệm chi phí được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sẽ có những vấn đề phát sinh với phương pháp này, lúc này người ta đặt câu hỏi có nên bỏ cầu răng sứ hỏng để làm trụ implant không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu. 

Khái niệm về cầu răng sứ và trụ implant
Cầu răng sứ là phương pháp thay thế răng mất bằng cách mài 2 răng bên cạnh làm trụ, sau đó bắc cầu mão sứ lên trên. Cầu răng được gắn cố định bằng cement và không thể tháo ra được nếu không có sự can thiệp của bác sĩ.

Cầu răng sứ gồm 2 phần phần răng giả thay răng mất ở chính giữa và 2 mão sứ nằm ngoài che chắn răng thật đã bị mài. 

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất bằng cách cấy trực tiếp chân răng nhân tạo implant vào phần răng mất. Sau từ 2 – 6 tháng trụ implant tích hợp với xương hàm bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên thông qua khớp nối abutment. 

Trồng răng implant giúp phục hình từ chân răng tới mặt nhai của răng mất, hiện nay đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn để phục hình răng. Răng implant có độ bền và khả năng ăn nhai chắc chắn hơn cầu răng sứ. 

Khi trồng răng implant thì sẽ không cần mài 2 răng thật bên cạnh như cầu răng sứ, điều này giúp bảo tồn răng thật tốt nhất có thể. 

Vậy có nên bỏ cầu răng hỏng để làm trụ implant không? 

Câu trả lời là có, nếu trong quá trình sử dụng cầu răng sứ bạn gặp những vấn đề phát sinh dưới đây thì bạn nên bỏ cầu răng hỏng và làm trụ implant thay thế:
– Do cầu răng sứ chỉ phục hình mặt nhai nên sau thời gian dài sử dụng gây tiêu xương, tụt gai lợi khiến việc ăn nhai khó khăn, gương mặt bị móm, biến dạng. 

– Các răng làm trụ sau khi mài và sử dụng thời gian dài do mất men răng nên gặp phải các tình trạng răng trụ bị lung lay, sâu, chết tủy răng hoặc bị rụng. 

– Các răng sứ trên cầu răng không có sự khít sát tuyệt đối, thức ăn lọt vào gây viêm lợi, hôi miệng. 

– Do cầu răng sứ không đảm bảo sự ăn nhai chắc chắn nên thức ăn khi đựa vào dạ dày sẽ không được nghiền nát, dẫn tới các tình trạng đau dạ dày và các bệnh về tiêu hóa, lâu ngày sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng. 

– Thời gian sử dụng cầu răng sứ ngắn, sau 4 – 5 năm sử dụng tại ví trí cầu răng sẽ xuất hiện tình trạng ê buốt, đau, cầu răng bị lỏng lẻo. 

Quy trình thay thế cầu răng sứ hỏng bằng trụ implant 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ cầu răng, đánh giá tình trạng xương hàm và chân răng. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng trên miệng và đề xuất các phương pháp chụp hình như phim cận chóp, phim toàn cảnh, hoặc CT Cone Beam để có cái nhìn chi tiết và chính xác về vị trí và chất lượng xương. Có 2 tình huống xảy ra:

+ Thứ 1: Răng làm trụ vẫn còn tốt

Lúc này bác sĩ sẽ giữ lại răng cũ, cấy implant vào vị trí răng mất sau đó làm cầu răng trên trụ implant. Như vậy sẽ giúp bảo tồn chân răng thật, vùng răng mất cũng được phục hình cả chân răng, vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. 

+ Thứ 2: Răng làm trụ đã hỏng 

Nhiều trường hợp sau khi loại bỏ phục hình thì răng trụ đã bị tổn thương nghiêm trọng và không giữ được nữa. Việc này thường xảy ra do sự quá tải lực nhai hoặc do chân răng trụ không khỏe mạnh từ đầu. Trong tình huống này, không tránh được việc phải nhổ bỏ chân răng làm trụ trước. Sau đó, kế hoạch điều trị thường bao gồm việc trồng lại implant ngay lập tức sau khi nhổ chân răng hoặc thực hiện từ 3 đến 4 tháng sau khi nhổ.

Nếu quyết định cấy ghép ngay sau khi nhổ răng trụ, thời gian điều trị có thể giảm, không cần phải chờ đợi lâu để huyệt ổ răng đầy lại. Tuy nhiên, chi phí ghép xương có thể tăng thêm để đảm bảo độ vững chắc của implant. Phí ghép xương thường dao động từ 5 đến 10 triệu.

Trong trường hợp chọn phương án cấy ghép sau 3-4 tháng, huyệt ổ răng sẽ có thời gian để xương tái tạo và không cần phải chi trả thêm chi phí ghép xương. Tuy nhiên, phương pháp này kéo dài thêm thời gian điều trị.

Tại Nha Khoa Thùy Anh, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên cấy ghép tức thì sau khi nhổ răng trụ. Điều này giúp giữ xương tốt, rút ngắn thời gian điều trị và giảm đau đớn. Bác sĩ luôn nỗ lực bảo tồn răng trụ còn lại và chỉ nhổ răng khi thực sự cần thiết, ưu tiên việc trồng implant vào vị trí răng mất trước đó để bảo tồn răng tự nhiên.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc có nên bỏ cầu răng để làm trụ implant hay không. Cầu răng vẫn là lựa chọn tốt cho những trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện để trồng răng implant. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thực hiện cấy ghép implant thì ngay từ đầu hãy lựa chọn phương án này nhé, lợi ích bạn nhận được sẽ rất lớn. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat