Bệnh tiểu đường có trồng implant được không?

Trồng răng implant là giải pháp thay thế răng mất hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, trồng răng là kỹ thuật khó, đòi hỏi yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, chuyên môn của bác sĩ cũng như có những trường hợp chống chỉ định trồng răng. Vậy Bệnh tiểu đường có trồng implant được không?

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý toàn thân, gây suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi dẫn đến rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến tăng đường huyết trong cơ thể .

 Thông thường, bệnh tiểu đường có 2 dạng:

Tiểu đường type 1: là bệnh tự miễn dịch, cản trở quá trình sản xuất ra insulin trong cơ thể, gây thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose.

Ngoài ra, tiểu đường type 1 còn mang yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Tiểu đường type 2: là do lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống nhiều calo và giàu chất béo, ít vận động… khiến cơ thể đề kháng với insulin, do các tế bào trong cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng, khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant là một kỹ thuật trong nha khoa hiện đại và an toàn nhất ngày nay. Trụ  implant được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm, thay thế hoàn toàn cho chân răng thật đã mất, sau khoảng thời gian từ 4-6 tháng khi trụ implant và xương hàm đã tích hợp với nhau, bác sĩ tiến hành gắn mão sứ lên trên thông qua khớp nối abutment nhằm phục hình toàn diện răng đã mất, khôi phục chức năng ăn nhai cũng như cải thiện thẩm mỹ. 

Do trụ implant được bao bọc bởi xương và nướu, chính vì thế trụ răng rất chắc chắn, lâu bền và chịu được áp lực cao.

Vì sao người bị bệnh tiểu đường lại ảnh hưởng đến trồng răng implant?

Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng ngày càng tăng cao, đem lại nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe. Làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng, lở loét, máu lưu thông kém và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, thận, mắt… Vì vậy, bệnh tiểu đường có trồng răng implant được không hiện đang là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng mất răng.  

Khi thực hiện trồng răng implant, bác sĩ cần sử dụng dụng các công nghệ hiện đại tại vùng xương hàm bị mất răng để tiến hành đặt trụ implant. Vì vậy, việc chảy máu cũng như tạo vết thương hở là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tiểu đường thì việc chảy máu hay xuất hiện vết thương này lại là vấn đề khá nguy hiểm. Vì đặc điểm của người bị bệnh tiểu đường là máu khó đông. Lượng máu không duy trì ổn định nên vết thương khó lành và rất dễ bị nhiễm trùng, có thể xảy ra nhiều biến chứng sau khi cấy ghép như: trụ implant không tích hợp với xương hàm, nên trụ răng không chắc chắn, lung lay, dễ gãy thậm chí có thể gây ra tình trạng đào thải trụ implant gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Ngoài ra, vết thương bị nhiễm trùng sẽ phá hủy trụ implant sau khi cấy. Thậm chí ảnh hưởng tới các răng lân cận và toàn bộ xương hàm. Cùng với đó, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng rất cao như viêm nướu, viêm nha chu… Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng và tạo biến chứng.

Vậy bệnh tiểu đường có trồng implant được không?

Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể trồng răng implant. Tuy nhiên, để ca trồng răng Implant an toàn và mang lại hiệu quả cao, thì bệnh nhân cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau: 

– Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp phim X-quang hoặc phim CT Conebeam để bác sĩ có thể đánh giá chính xác mật độ xương hàm và tình trạng xương tại vị trí cần cấy ghép răng.

– Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép.

– Nếu người bệnh bị tiểu đường ở tình trạng bệnh đã được kiểm soát ổn định thì khả năng được cho phép trồng răng implant là trên 90%. 

Cụ thể, mức đường huyết được cho là an toàn đối với người bệnh tiểu đường như sau: + Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl

+ Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl

+ Đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl.

Vì vậy, để có thể trồng răng implant, điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát tốt, ổn định mức đường huyết trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, trồng răng implant vẫn đang là kỹ thuật khó, việc thực hiện đòi hỏi nhiều yếu tố cấu thành mới có thể mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế đối với những người bị bệnh tiểu đường nói riêng, và những người có ý định trồng răng implant nói chung, trước khi muốn trồng răng thì cần lưu ý tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Nên chọn cơ sở nha khoa được mọi người đánh giá tốt, nha khoa đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thăm khám và điều trị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm xử lý kịp thời các tình huống từ đó giúp kiểm soát tốt quá trình điều trị.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat