Bảo tồn răng thật luôn là mong muốn của bệnh nhân cũng là phương châm điều trị của các bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta buộc phải nhổ bỏ răng thật đi, để tránh gây đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng tới các răng khác. Vậy phải nhổ bỏ răng trong những trường hợp nào? Mời các bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
Thông tin về việc nhổ bỏ răng
Có nhiều nguyên nhân khiến răng trên cung hàm bị hư tổn, suy yếu và lung lay. Việc nhổ bỏ răng sẽ tùy vào tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe tổng quá của người bệnh. Tại nha khoa Thùy Anh, các sĩ luôn cố gắn điều trị bảo tồn răng thật thay vì nhổ bỏ. Tuy nhiên, với nhiều tình trạng thì mọi phương pháp đều không khả thi thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ răng thật đang gặp các vấn đề về bệnh lý, hư tổn và răng không còn đảm bảo được các chức năng cơ bản. Nhổ răng mang tính chất là một cuộc tiểu phẫu nên sẽ có các quá trình liên quan đến gây tê, nhổ răng và các vấn đề đau nhức sau đó. Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe khi được chỉ định nhổ răng.
5 trường hợp phải nhổ bỏ răng thật
- Răng sâu, vỡ lớn
Răng sâu khi mới hình thành bạn có thể thực hiện trám răng để khắc phục. Với trường hợp răng sâu ảnh hưởng tới tủy thì sẽ thực hiện điều trị tủy và bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Tuy nhiên răng sâu, vỡ lớn chỉ còn chân răng hoặc một ít thân răng không thể bảo tồn thì sẽ cần phải loại bỏ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như các răng bệnh cạnh.
- Răng lung lay mức độ nặng cũng cần nhổ bỏ sớm
Để phát hiện răng lung lay bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay giữ chặt và lắc theo chiều ngoài trong. Răng càng lung lay nhiều thì khả năng phải nhổ sẽ càng cao. Nguyên nhân là khi cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày không loại bỏ sẽ gây viêm lợi, viêm nha chu dẫn tới tụt lợi, tiêu xương quanh răng,… khiến cho răng lung lay. Xương ổ răng một khi đã tiêu thì rất khó để có thể phục hồi lại.
Cần lưu ý, trong trường hợp răng lung lay nhiều do sang chấn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, áp xe quanh răng cấp,… thì vẫn có thể giữ lại răng bằng cách cố định, giảm tại lực khớp cắn tạm thời từ vài tuần đến vài tháng. Nha sĩ sẽ là người khám và đưa ra chỉ định liệu có giữ lại răng được hay không.
- Răng khôn
Nhổ răng khôn thời gian gần đây đã rất phổ biến. Nếu răng khôn mọc lên và không gây bất kỳ vấn đề khó chịu nào thì có thể giữ lại. Tuy nhiên phần lớn răng khôn đều có vấn đề khó chịu và gây biến chứng
- Răng mọc lệch lạc
Trường hợp răng mọc lệch vào phía trong cung hàm. 3 chiếc răng đứng cạnh nhau này tạo thành tam giác và có 1 lỗ nhỏ ở chính giữa. Vụn thức ăn chui vào sẽ rất khó để loại bỏ sạch hoàn toàn bằng phương pháp vệ sinh thông thường. Sâu răng sẽ diễn ra âm thầm mà bạn không hề hay biết do không thể quan sát được. Phần lớn bệnh nhân đến khám khi đã có triệu chứng ê buốt, đau do sâu đã vào đến tủy. Nếu phát hiện tình trạng răng mọc như thế này bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để có kế hoạch nhổ bỏ hoặc chỉnh nha nếu có thể.
- Răng thừa, răng kẹ
Vùng răng cửa là vùng răng thẩm mỹ, vì vậy nếu bạn có 1 chiếc răng thừa, răng kẹ thì cũng cần loại bỏ, kết hợp với niềng răng hoặc làm răng sứ thẩm mỹ để có một nụ cười đẹp và quyến rũ hơn.
Đa số các trường hợp sau khi nhổ răng đều cần thực hiện phục hình càng sớm càng tốt để tránh gặp phải tình trạng tiêu xương, xô lệch các răng bệnh cạnh. Hiện nay trồng răng implant là giải pháp phục hình từ chân răng tới mặt nhai cực an toàn và hiệu quả. Răng thật là tốt nhất, nhưng khi không bảo tồn được nữa thì răng implant chính là giải pháp bạn nên lựa chọn. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
