Răng được hình thành với những chức năng quan trọng như ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ của gương mặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ định nhổ răng vĩnh viễn với mục đích giữ cho hàm răng được khỏe mạnh. Vậy nhổ răng xong có nên trồng răng hay không? Trồng răng implant ngay sau nhổ có nguy hiểm không?
Tại sao lại phải nhổ răng?
Răng vĩnh viễn là những chiếc răng đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ suốt đời. Tuy nhiên có những trường hợp sau đây bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng vĩnh viễn để đảm bảo sức khỏe như:
– Răng sâu vỡ lớn, răng bị sứt mẻ dẫn tới tình trạng chết tủy, viêm cuống chân răng mà không thể phục hồi bằng những biện pháp thông thường như hàm trám, bọc sứ…Răng gặp tình trạng này sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm toàn bộ khuôn hàm.
– Răng bị gãy sát nướu, gãy chân răng – Nhổ răng vĩnh viễn trong chỉnh nha nhằm tạo khoảng dịch chuyển răng, giúp khắc phục toàn bộ tình trạng răng sai lệch khớp cắn, răng thưa, móm, khấp khểnh…
– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng 7 ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Sau nhổ có cần trồng lại không?
Nhổ răng là chỉ định cuối cùng của bác sĩ khi chiếc răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, không thể bảo tồn được nữa.
Vậy sau khi nhổ răng có cần trồng lại không? Câu trả lời là CÓ
Nếu sau khi nhổ răng mà không trồng lại sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa, dẫn đến bệnh lý toàn thân
Răng miệng được xem là bộ phận đầu tiên của hệ tiêu hóa, khi nhổ răng mà không thực hiện trồng răng implant sẽ dẫn đến tụt lợi, răng mất khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày, gây đau dạ dày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các bệnh lý liên quan, cơ thể suy nhược, thiếu sức sống.
– Tiêu xương, tụt lợi, lão hóa sớm
Khi răng mất lực ăn nhai sẽ không được tác động vào xương hàm, dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt lợi, lão hóa sớm.
– Răng bên cạnh bị xô lệch dẫn tới sai khớp cắn
Khi răng mất sẽ tạo ra những khoảng trống trên cung hàm. Răng xung quanh có xu hướng xô lệch và nghiêng dần về phía khoảng trống gây sai lệch khớp cắn, răng bên cạnh có nguy cơ lung lay ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
– Ảnh hưởng đến dây thần kinh
Nhổ răng nếu không được trồng lại sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khớp thái dương hàm gây đau nhức đầu và lan sang vùng cổ vai gáy.
– Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
Nếu không trồng răng kịp thời, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe răng miệng mà khi đấy đời sống tinh thần cũng sẽ giảm sút, mất răng làm bạn ngại giao tiếp dẫn đến tinh thần ngày càng mệt mỏi, suy nhược…
Tuy nhiên, với trường hợp nhổ răng khôn sẽ không cần phải trồng lại, vì đây là những chiếc răng cuối cùng trong cung hàm, không có chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu nhất hiện nay. Trụ implant được cấy trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng thật bị mất, sau một thời gian từ 3-6 tháng khi trụ implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình mặt nhai bằng cách gắn mão sứ lên trên thông quá khớp nối abutment để tạo nên chiếc răng implant hoàn chỉnh.
Trụ implant được làm từ 100% titanium tinh khiết, đây là vật liệu an toàn, lành tính, khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể con người và được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Có thể áp dụng cho mọi tình trạng mất răng, từ mất răng đơn lẻ đến mất răng toàn hàm.
Trồng răng implant ngay sau nhổ có nguy hiểm không?
Sau khi nhổ răng, chân răng sẽ được lấy ra khỏi xương hàm, để lại 1 lỗ hổng. Khi đó bác sĩ sẽ khoan tạo hình và đặt chân răng nhân tạo implant vào luôn.
Ưu điểm của phương pháp này là cùng 1 lần sử dụng thuốc tê bạn sẽ vừa nhổ vừa cấy chân răng rất thuận tiện, giảm đau đớn vì chỉ phải phẫu thuật 1 lần duy nhất. Hơn thế nữa, chân răng nhổ ra lập tức được thay thế bằng chân răng nhân tạo nên hiện tượng tiêu xương sẽ ít hơn, giúp giúp ngắn thời gian điều trị và xâm lấn mô.
Tuy nhiên, khi trồng răng implant sau nhổ, sẽ có sự khác nhau về kích thước giữa răng thật và răng implant nên bạn sẽ phải thực hiện ghép thêm xương, đặt màng collagen hỗ trợ lành thương. Những vật liệu này thường đắt đỏ và làm phát sinh chi phí điều trị của ca cấy ghép.
Sự ổn định ban đầu của răng implant cũng kém hơn, và chỉ nên thực hiện khi chân răng nhổ ra không quá lớn, xương còn lại vẫn đủ nhiều để đạt được sự vững chắc của implant trong xương hàm.
Ngoài ra, trồng răng sau nhổ cũng mang lại nhiều biến chứng hơn so với cách chờ lành thương hẳn. Cũng khó có thể tiên lượng được sự tiêu xương, tiêu mô mềm dẫn đến tụt lợi sau khi cấy.
Việc trồng răng implant ngay sau nhổ răng phải được sự chỉ định dựa trên những tiêu chí chuyên môn của bác sĩ, không thể được thực hiện theo mong muốn của bệnh nhân nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Trồng răng sau khi nhổ có thể gây ra những biến chứng không mong muốn. Vì vậy, việc trồng răng implant khi nào phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu rộng.
Tại nha khoa Thùy Anh với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao về kiến thức lành thương mô mềm, lành thương xương sau khi nhổ răng. Bạn có thể liên hệ và nhận được sự tư vấn của đội ngũ bác sĩ tại đây.