Răng số 7 là chiếc răng hàm có vai trò quan trọng trên cung hàm, không chiếc răng vào có thể thay thế chức năng của răng số 7. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tìm hiểu răng số 7 liên quan tới khả năng ăn nhai như thế nào?
Đặc điểm của răng số 7
Răng số 7 (răng cối thứ 2) là răng nằm giữa răng số 6 và số 8, răng này có chức năng ăn nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần, không mọc lại khi mất nên bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này nói riêng và hàm răng nói chung thật khỏe mạnh.
Độ tuổi bắt đầu mọc răng số 7 vĩnh viễn là từ 12 tuổi, khi răng sữa đã thay hết. Một người có 4 răng số 7, 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới.
Chiếc răng số 7 này cũng có hình dạng, kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Răng số 7 có nhiều chân và có từ 3 ống tủy trở lên.
Răng số 7 liên quan tới khả năng ăn nhai như thế nào?
Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều có chức ăn để cắn, xé hoặc nghiền nát thức ăn. Trong đó răng số 7 là chiếc răng giữa vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ thức ăn, giúp thức ăn được trộn đều với enzym có trong nước bọt, nhờ đó khi được đưa xuống dạ dày thức ăn dễ dàng tiêu hoá hơn.
Khả năng nhai của một người được đánh giá nhờ hệ số nhai, mỗi răng trong hàm sẽ được đánh giá bằng một hệ số nhai cố định, trong đó răng số 7 có hệ số nhai là 5, hệ số này là hệ số cao nhất khi đánh giá khả năng nhai của mỗi răng. Do đó nếu chẳng may bị mất răng số 7 thì chúng ta sẽ mất 5%x2 là 10% khả năng nhai, do răng số 7 của hàm đối diện cũng bị mất chức năng.
Răng số 7 rất quan trọng vì chúng là răng nhai chính, tuy nhiên do giữ vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn nên răng số 7 thường xuyên phải tiếp xúc với thực phẩm, răng dễ bị các mảng bám dẫn tới các bệnh lý răng miệng của răng số 7.
Do răng số 7 có vai trò cốt lõi trong việc ăn nhai nên chẳng may khi chúng bị mắc bệnh lý về răng miệng thì bạn vẫn nên thực hiện điều trị bảo tồn khi còn có thể. Trường hợp không thể giữ được thì mới nên thực hiện nhổ bỏ răng số 7. Nếu chẳng may bị mất răng số 7 thì bạn có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Tiêu xương: Sau khi mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu đi nhanh chóng. Tốc độ tiêu xương hàm thì sẽ tùy thuộc vào từng người, từng vị trí. Trong năm đầu tiên, nhổ răng xương sẽ tiêu đi khoảng 25% và tiếp tục tiêu ở các năm tiếp theo, đến khoảng 3 – 4 năm thì xương hàm tiêu đi 40 – 60%.
- Đổ răng, trồi răng: Vị trí bên cạnh khoảng mất răng sẽ nghiêng vào khoảng trống. Đặc biệt là các răng phía sau. Các răng trên thì trồi xuống dưới. Lâu dần thức ăn sẽ bị nhồi nhét, gây sâu răng vùng này. Vận động khớp hàm cũng gặp nhiều cản trở, và tạo ra sự gài khớp kiểu răng lược, làm giảm chất lượng ăn nhai.
- Viêm tủy, viêm nướu: Trường hợp mất răng không phục hồi và không được chữa tủy sẽ dẫn tới tình trạng viêm nướu và tủy dẫn tới đau nhức, sưng tấy tái đi tái lại nhiều lần.
Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề răng số 7 liên quan tới khả năng ai nhai như thế nào. Răng số 7 nói riêng và các răng còn lại trên cung hàm nói chung đều rất quan trọng, bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để tránh gặp phải các bệnh lý răng miệng gây hỏng răng, mất răng nhé. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.