Để đảm bảo implant tích hợp tốt với xương hàm thì quá trình cấy ghép implant phải đảm bảo những tiêu chuẩn rất khắt khe. Dưới đây là những tiêu chuẩn cần đạt được khi trồng răng implant, mời các bạn cùng tham khảo.
Những tiêu chuẩn cần đạt được khi trồng răng implant
Trồng răng implant một lần sử dụng trọn đời, bởi vậy quá trình trồng răng implant phải đạt được những tiêu chuẩn dưới đây:
- Thứ 1: Đảm bảo thể tích xương xung quanh implant
Chân răng implant khi được trồng vào trong xương hàm, thì tiêu chuẩn chiều dày xương bao quanh implant phải đạt tối thiểu 1.5 mm và chiều dài chân răng implant nằm trong xương hàm tối thiểu là 8mm. Nếu thành xương xung quanh implant nhỏ hơn 1.5mm hay chiều dài chân implant quá ngắn thì sẽ không đủ khả năng chịu lực nhai và dễ bị tiêu đi sau một thời gian sử dụng.
- Thứ 2: Trồng răng implant đúng hướng
Khả năng chịu lực tốt nhất của răng implant là ở tư thế thẳng và vuông góc với mặt phẳng nhai. Với bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu xương, góc xương bất lợi hay trồng răng toàn hàm all on 4 thì bác sĩ có thể thực hiện cấy implant nghiêng để đảm bảo đủ thể tích xương quanh implant. Tuy nhiên, khi đó cần có sự tính toán kỹ lưỡng và thường liên kết các implant lại với nhau để gia tăng tính chịu lực.
Hướng của implant sẽ được xác định trước khi trồng răng dựa vào phim chụp Panorama hoặc CTCB và có thể định vị trên miệng bằng máng hướng dẫn phẫu thuật.
- Thứ 3: Trồng răng implant đúng độ sâu
Răng implant cũng có khoảng sinh học giống như răng thật, đây là phần liên kết chặt chẽ của mô lợi với bề mặt chân răng để bảo vệ implant tránh ảnh hưởng của thức ăn và vi khuẩn. Khoảng sinh học của răng thật có độ cao tầm 2mm, còn răng implant 2.5 – 3mm. Bởi vậy, khi trồng implant, nha sĩ sẽ đặt implant ở độ sâu trong khoảng từ 3 – 5 mm so với bề mặt lợi là đạt tiêu chuẩn.
- Thứ 4: Lựa chọn đúng kích thước implant
Với vùng răng hàm bác sĩ sẽ chọn implant có kích thước lớn hơn do răng hàm chịu lực nhai mạnh hơn răng cửa. Tuy kích thước implant phục thuộc vào thể tích xương hàm nhưng cũng không nên quá nhỏ, một số trường hợp phải chọn chân răng implant to để ghép thêm xương.
- Thứ 5: Đảm bảo độ ổn định ban đầu tốt
Hiểu đơn giản hơn thì độ ổn định ban đầu chính là lực siết chặt của trụ impant khi vặn vào bên trong của xương hàm. Với hầu hết các loại implant thì lực siết từ 30 – 50 N là phù hợp nhất.
- Thứ 6: Đảm bảo điều kiện vô trùng
Trụ implant được sản xuất, đóng gói và niêm phòng với tiêu chuẩn vô trùng cao nhất. Đồng thời tại các cơ sở nha khoa uy tín thì sự vô trùng khi cấy ghép còn cần được thực hiện với trang thiết bị điều trị cho cuộc phẫu thuật.
Cụ thể, ghế nha, phòng phẫu thuật cần được khử khuẩn bằng đèn tia cực tím khi thực hiện. Cấy ghép implant là cuộc phẫu thuật can thiệp vào sâu trong xương hàm, việc phẫu thuật không đảm bảo điều kiện vô trùng sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật, implant không tích hợp, đào thải và tiêu xương hàm nặng hơn.
- Thứ 7: Đảm bảo tổn thương mô lợi xung quanh tối thiểu
Sự đảm bảo này sẽ giúp bệnh nhân tránh được tình trạng sưng, đau hay chảy máu sau phẫu thuật. Tại nha khoa Thùy Anh, với những trường hợp thể tích xương hàm thuận lợi, chúng tôi luôn ưu tiên thực hiện trồng răng theo kỹ thuật Flapless – không rạch vạt lợi – không phải khâu – không đau.
- Thứ 8: Đảm bảo đủ thể tích lợi xung quanh implant
Ở khoang miệng bình thường, khỏe mạnh thì lợi được chia thành 2 phần là lợi sừng hóa và không sừng hóa hay còn gọi là lợi cố định và di động. Khi cấy implant cần đảm bảo đủ thể tích lợi để phần lợi cố định ôm chặt và bảo vệ implant tốt hơn so với phần lợi di động.
Với những bạn bị mất răng lâu năm thì sự tiêu của mô lợi và mô xương khiến vùng lợi cố định bị biến mất hoặc giảm đi. Lúc này nha sĩ cần thực hiện thêm các kỹ thuật để tăng kích thước lợi cố định như kĩ thuật tạo vạt di chuyển về phía chóp hay ghép lợi tự do.
- Thứ 9: Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe ổn định
Người có bệnh lý toàn thân như máu khó đông, hay người lớn tuổi bị cao huyết áp, tiểu đường thì cần phải điều trị bệnh ổn định mới có thể thực hiện cấy ghép implant. Người bệnh cũng cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và không hút thuốc lá trước cũng như sau khi phẫu thuật.
- Thứ 10: Phục hình tạm sau khi cấy ghép
Tiêu chuẩn này có thể thực hiện hoặc không, vì để có răng tạm ngay bạn phải đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn trên, chất lượng xương tốt, độ sơ khởi ổn định phải đủ. Nếu không đủ điều kiện mà vẫn có làm răng tạm thì nguy cơ mất tích hợp răng implant là rất cao.
Trường hợp được lắp răng tạm bạn cũng lưu ý ăn nhai nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng tới sự tích hợp của chân răng implant phía dưới. Thời gian sử dụng răng tạm chờ tích hợp sẽ là từ 3 – 6 tháng tùy trường hợp.
Các tiêu chuẩn cần đạt được khi trồng răng implant ở trên phụ thuộc rất nhiều vào nha sĩ điều trị. Trồng răng implant là kỹ thuật khó, bởi vậy khi thực hiện phục hình răng mất bằng phương pháp này bạn cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn để quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả.