Nguyên nhân gãy răng hàm và cách khắc phục hiệu quả nhất

Răng hàm có chức năng rất quan trọng trong ăn nhai và  bảo vệ xương hàm. Vì vậy gãy răng hàm gây ra biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy bạn cần nắm nguyên nhân gãy răng vàm và từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. 

Răng hàm là răng nào? Chức năng của răng hàm là gì?

Một hàm răng vĩnh viễn của con người sẽ gồm có  32 chiếc răng, được chia làm 4 nhóm gồm: nhóm răng cửa (răng 1,2), nhóm răng nanh (răng 3), nhóm răng hàm nhỏ ( răng 4,5), nhóm răng hàm lớn (răng 6,7,8).

Trong đó răng hàm có tổng cộng 12 chiếc, chia đều cho 2 hàm. Đây là các răng mọc trong cùng và lớn nhất trong cung hàm, có chức năng nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, và là chiếc răng bảo vệ cho xương hàm. 

Trừ 4 chiếc răng khôn thì mỗi chiếc răng hàm đều có vai trò quan trọng. Vì vậy, việc mất đi răng hàm gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai của răng miệng và những chiếc răng khác trên cung hàm.

Nguyên nhân gãy răng hàm

Răng hàm bị gãy là hiện tượng một phần răng bị mất, thường là do những nguyên nhân sau:

+ Do chế độ vệ sinh răng miệng kém: Việc chải răng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây sâu răng. Sâu răng tạo ra những lỗ hổng trên thân răng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng.

+ Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến răng không chắc chắn, dễ bị gãy. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, axit và Carbohydrates sẽ gây tổn hại tới men răng và nướu. 

+ Thói quen xấu: Thói quen nghiến răng lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến men răng mà còn khiến răng bị mòn, sứt mẻ và gãy răng, ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc của răng. 

 

+ Tác động bên ngoài: Do chơi các môn thể thao hoặc chấn thương do tai nạn cũng là nguyên nhân gây gãy răng. 

+ Do tuổi tác: Tất cả các hoạt động nhai, nghiến, cắn lâu dần sẽ bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng, dẫn tới tình trạng lão hóa răng khiến răng không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng ở người cao tuổi.

Hậu quả của việc gãy răng hàm

Khi răng hàm bị gãy, cấu trúc bảo vệ của răng bị phá vỡ, nếu không có biện pháp phục hồi sớm thì bạn có thể gặp phải những hậu quả sau: 

+ Ăn nhai khó khăn

Khi răng hàm bị gãy sẽ để lộ ngà răng, mà ngà răng tương đối nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, bạn sẽ cảm thấy ê buốt, khó chịu khi ăn những thức ăn quá nóng hoặc lạnh.

Việc ăn uống kém cũng khiến sức khỏe toàn thân bị giảm sút đáng kể, thức ăn đưa xuống dạ dày chưa được nghiền nát, gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi.  

+ Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Mọi người nghĩ răng hàm nằm ở phía trong nên khi bị gãy sẽ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhưng thực thế, khi răng bị gãy sẽ làm răng yếu hơn bình thường, thức ăn dễ mắc kẹt khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, và các bệnh lý răng miệng khác khiến răng yếu hơn bình thường và nguy cơ dẫn đến mất răng là rất cao.

Khi răng hàm bị mất sẽ làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, các răng liền kề có xu hướng xô lệch vào vị trí răng mất gây sai lệch khớp cắn. Bên cạnh đó lực ăn nhai không được tác động vào vị trí răng mất gây tiêu xương, tụt lợi, má hóp,lão hóa sớm… ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ của gương mặt.

+ Gây nguy cơ đau nhức khớp thái dương hàm

Gãy răng hàm khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, bạn sẽ có xu hướng nhai bên còn lại dẫn tới tình trạng lệch lạc giữa 2 hàm, sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. 

Cách khắc phục tình trạng gãy răng hàm hiệu quả nhất

Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ gãy của xương hàm, mức độ tổn thương của răng và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

– Trám răng

Thường được áp dụng cho những trường hợp răng hàm bị gãy ít, không quá ⅓ thân răng.

Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng nha khoa thông dụng, thường là Composite để đắp lên những chiếc răng bị gãy, khôi phục lại hình dáng ban đầu của chiếc răng.

– Bọc mão răng 

Nếu răng hàm bị gãy khoảng 1 nửa thân răng, thì phương pháp bọc mão răng sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Bác sĩ sẽ thực hiện mài răng và thực hiện bọc mão răng ra bên ngoài răng cần điều trị, khôi phục lại hình dáng và chức năng ăn nhai của răng. 

– Trồng răng implant

Trường hợp bạn bị gãy sâu bên dưới nướu, sát chân răng thì nên tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới bằng phương pháp trồng răng implant.

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ cắm trụ implant trực tiếp vào xương hàm nhằm thay thế cho chân răng đã mất, sau khoảng thời gian từ 3-6 tháng khi trụ implant hoàn toàn tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ phía trên thông qua khớp nối abutment để phục hồi chiếc răng mất hoàn toàn từ chân răng đến thân răng. 

Với răng Implant, bạn có thể ăn nhai thoải mái y như răng thật, hạn chế được những biến chứng xấu xảy ra đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

Tùy vào từng trường hợp gãy răng hàm mà các bác sĩ sẽ có giải pháp xử lý khác nhau. Để biết chính xác tình trạng răng gãy cũng như lựa chọn phương pháp nào tốt nhất bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và có phương án điều trị tốt nhất.

Hãy liên hệ với nhoa Thùy Anh để được tư vấn cụ thể nhất hoặc bạn có thể để lại thông tin, liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat