Mất răng hàm dưới nên làm gì? Nha khoa Thùy Anh

Mất răng hàm dưới tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chúng ta. Không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là khả năng ăn nhai để nghiền nát thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vậy mất răng hàm dưới nên làm gì? Có phương pháp phục hình nào dành cho việc mất răng cả hàm dưới hay không, Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Những điều cần biết về răng hàm dưới

Người trưởng thành thường có 28 đến 32 chiếc răng. 4 chiếc răng khôn (2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới) có người có có người không. Giống như hàm trên, hàm dưới cũng có 16 chiếc gồm:

– 4 chiếc răng cửa

– 2 răng nanh

– 4 răng hàm nhỏ (răng 4,5): dùng để cắn xé thức ăn

– 6 chiếc răng hàm lớn (răng 6,7,8 hay còn gọi là răng khôn): có chức năng nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày để tiêu hóa

Trong đó, răng 6,7 là những răng hàm vĩnh viễn chỉ mọc một lần duy nhất, nếu bị mất thậm chí còn gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của chúng ta.

Nguyên nhân gây mất răng hàm dưới

– Vệ sinh kém

Thức ăn nhét vào kẽ răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ dần hình thành các mảng bám, vi khuẩn tích tụ gây viêm nha chu, hoặc bệnh nướu răng khiến mô mềm tụt xuống và phá hủy xương nâng đỡ răng, đây là nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành.

Các dấu hiệu của bệnh nha chu bao gồm sưng nướu, nướu đỏ tươi hoặc hơi tía, nướu mềm và dễ chảy máu, tụt nướu khiến răng trông dài hơn bình thường, có mủ giữa răng và nướu, hôi miệng, răng lung lay, nhai đau và các triệu chứng khác . – – – – thói Chế độ dinh dưỡng

Cơ thể cũng như răng của bạn cần nhiều chất dinh dưỡng để luôn chắc khỏe. Nếu không có chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D, phốt pho, kali và vitamin C…bạn sẽ dễ bị sâu răng. Một chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng có tính axit hoặc đường cũng có thể làm tăng mảng bám trên răng, cuối cùng có thể dẫn đến sâu răng và răng yếu hơn.

– Thói quen xấu

Các thói quen cắn các vật cứng rất làm cho răng bị mòn, dễ rạn nứt, ê buốt gây đau răng và giảm độ ngon miệng khi ăn uống, lâu ngày còn có thể làm chết tủy răng và dễ có nguy cơ bị sưng đau hay nhiễm trùng 

– Tai nạn, chấn thương

Chấn thương ở miệng có thể khiến răng bị bật ra ngoài, nhưng trường hợp răng bị gãy hoàn toàn thì hiếm khi xảy ra. Điều trị răng bị gãy hoặc hư hỏng không thể sửa chữa có thể bao gồm nhổ răng và đặt implant nha khoa.

– Tuổi cao

Tuổi cao, sức khỏe ngày càng yếu dần, việc lão hóa khiến răng không còn chắc khỏe như trước, việc mất răng là điều không thể tránh khỏi.

– Bệnh lý

Một số bệnh lý như tiểu đường, viêm nha chu gây ảnh hưởng rất lớn đến những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường do bệnh làm tăng mức đường huyết và làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.Các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến răng bị rụng bao gồm huyết áp cao, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh tự miễn dịch khác.

Hậu quả của tình trạng mất răng hàm dưới

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác như:

– Làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến phát âm

Mất răng hàm dưới khiến cung hàm trở nên mất cân đối, da mặt trở nên chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn, trông già hơn so với tuổi thật, lâu dẫn khuôn mặt trở nên lệch lạc, thiếu cân đối.

– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Mất răng hàm dưới ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ăn nhai, mất khả năng nghiền nát thức ăn, gây ảnh hưởng tới dạ dày và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, mất răng hàm dưới còn tạo một khoảng trống khiến các răng bên cạnh bị xô lệch, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai gây đau nhức khi nhai, nghiêm trọng hơn nữa là đau nhức thái dương hàm

– Gây ra các bệnh lý về răng miệng

Các khoảng trống trong cung hàm khiến thức ăn nhét vào tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho răng miệng, lâu dần sẽ hình thành cách bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… ảnh hưởng đến răng lân cận gây tụt lợi và tiêu xương hàm trầm trọng. 

Mất răng hàm dưới nên làm gì?

– Hàm giả tháo lắp

chi phí làm răng giả tháo lắp bao nhiêu tiền 5

Đây là phương pháp phục hình răng có chi phí thấp nhất so với các phương pháp phục hình răng khác. Hàm giả gồm phần khung răng và răng giả được thiết kế ôm khít cung hàm để nâng đỡ và tạo hình cung răng. Được sử dụng trong trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng. Tuy nhiên, với cấu tạo tách rời cung hàm thật nên khả năng nhai bị hạn chế, gây bất tiện khi sử dụng, tuổi thọ thấp…

– Cầu răng sứ

Có hiệu quả đối với tình trạng mất 1 hoặc 2 cái răng liền kề, không dành cho người mất răng toàn hàm. Để thực hiện được kỹ thuật này, đòi hỏi 2 chiếc răng bên cạnh răng mất phải khỏe mạnh mới có thể nâng đỡ cầu răng sứ.

Tuy nhiên bên cạnh đó cầu răng sứ còn tồn tại một số nhược điểm như:  khi áp dụng phương pháp này tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra, vì không có chân răng tác động vào vùng xương hàm. Bên cạnh đó còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, lỏng lẻo dễ rơi rớt, vướng víu, vệ sinh khó, hạn chế trong vấn đề ăn nhai.

– Cấy ghép implant

Đây là một phương pháp nhằm thay thế chân răng đã mất bằng cách phẫu thuật xương hàm và đặt trụ implant vào bên trong. Đến khi, trụ implant và xương hàm tích hợp lúc đấy sẽ tiến hành chế tác và phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Cấy ghép implant tuy chi phí cao hơn những phương pháp phục hình răng khác, nhưng bù lại nó thay thế cho chân răng thật đã mất, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ y như răng thật. Bên cạnh đó, răng implant có thể tồn tại suốt đời nếu bạn biết chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nếu cô/chú và anh chị gặp tình trạng mất răng hàm dưới và có mong muốn thực hiện phục hình răng tốt nhất, xin hãy chủ động liên hệ với nha khoa Thùy Anh để được thăm khám cũng như sớm đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho hàm răng của mình nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat