Hỏi đáp: Mất răng cấm có cần trồng lại không? 

Răng cấm là chiếc răng có vai trò ăn nhai chủ đạo trên cung hàm. Vậy mất răng có ảnh hưởng gì không? Có cần trồng lại không? Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Răng cấm là răng nào? 

Răng cấm chính là chiếc răng số 6 trên cung hàm, là răng hàm vĩnh viễn lớn và có vai trò là chìa khóa giữ ổn định cho khớp cắn và chịu lực ăn nhai chính. Răng mọc trong khoảng thời gian từ 5-7 tuổi, thường là năm 6 tuổi. 

Răng cấm có nhiều liên quan với hệ thống dây thần kinh nên không được nhổ bỏ một cách tùy tiện. Tại nha khoa Thùy Anh, các bác sĩ sẽ cố gắng hết mức để bảo tồn chiếc răng thật, chỉ trong trường hợp việc giữ lại sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bệnh nhân thì răng cấm mới được chỉ định nhổ bỏ. 

Nguyên nhân mất răng cấm 

Theo thời gian nguyên nhân gây mất răng cấm (răng hàm số 6) gồm: 

  • Sâu răng kéo dài có thể gây ăn mòn và phá hủy men răng, ngà răng, và thân răng. 
  • Viêm lợi và viêm quanh răng kéo dài có thể dẫn đến tụt lợi, tiêu xương quanh răng, làm cho chân răng trở nên yếu dễ lung lay. Trong trường hợp nặng, có thể phải bị nhổ bỏ. Những yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm quanh răng bao gồm viêm lợi, cao răng, vệ sinh răng miệng kém, bệnh tiểu đường, thay đổi nội tiết tố, suy giảm miễn dịch, và hành vi như hút thuốc lá, uống rượu.
  • Tác động cơ học như chấn thương, va đập, hoặc cắn vào vật cứng có thể gây gãy vỡ, hỏng thân răng và chân răng. Răng mòn mất men răng có thể tăng nguy cơ gãy vỡ khi ăn hoặc cắn đồ cứng. Cảnh báo cũng đến từ khớp cắn không chức năng, nghiến răng, làm tăng rủi ro vỡ mẻ và nứt chân răng.

Vậy mất răng cấm có cần trồng lại không? 

Cũng tương tự như các răng khác, răng cấm bị mất đi trong thời gian đầu chúng ta sẽ cảm thấy không quá đau đớn hay có gì bất thường. Tuy nhiên sau một thời gian không được phục hình việc mất răng cấm sẽ gây những ảnh hưởng sau: 

– Giảm sút lực nhai do đã mất đi chiếc răng chủ đạo để cắn xé thức ăn. 

– Sức khỏe hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thức ăn không được nhai, nghiền kỹ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, gây viêm đại tràng, đau dạ dày…

– Mất răng cấm lâu ngày sẽ gây nên tình trạng tiêu xương hàm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt như hóp má, cơ mặt chảy xệ, khung xương mặt thiếu cân đối. 

– Khớp cắn bị xóa trộn do các răng khác đổ rạp về vị trí răng cấm đã bị mất.

– Có thể mắc các bệnh lý về răng miệng do thức ăn bám vào tạo nên mảng bám, gây viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng…

Bởi vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi mất răng cấm bạn nên thực hiện phục hình lại càng sớm càng tốt. Đồng thời cũng nên chọn phương án trồng răng implant giúp phục hình từ chân răng tới mặt nhai của răng mất, đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn và tuổi thọ lâu dài. 

Trồng răng implant phục hình răng cấm là như thế nào?  

Phương pháp trồng răng implant đưa đến một cách tiếp cận hiện đại và hiệu quả nhất để khôi phục răng mất. Sử dụng trụ răng implant chất liệu Titanium tương hợp sinh học, được tạo hình chân răng và xử lý bề mặt để tối ưu tính lưu giữ và tích hợp xương, đây chính là giải pháp hàng đầu ngày nay.

Sau khi chân răng nhân tạo được cấy ghép và tích hợp với xương, quá trình lấy dấu, thiết kế và lắp đặt thân răng phục hình sẽ được tiến hành. Kết quả là bạn sẽ sở hữu một chiếc răng implant với hình dáng gần nhất với răng tự nhiên, đem lại nụ cười tự tin và tự hào.

Điều kiện để trải qua quá trình cấy chân răng implant bao gồm tình trạng vệ sinh răng miệng tốt, sức khỏe ổn định, kiểm soát tốt các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, và không có các bệnh lý xương vùng hàm mặt.

Và khi trồng răng implant bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, kỹ thuật tốt để quá trình phục hình diễn ra an toàn và hiệu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat