Tình trạng mất răng số 6 hàm dưới khá phổ biến và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp phục hình răng số 6 tối ưu để bảo vệ sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt.
Nguyên nhân gây mất răng số 6 hàm dưới?
Răng số 6 là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất (từ 5–7 tuổi), thường đóng vai trò chính trong chức năng nhai với hệ số chịu lực cao nhất. Ngoài việc nghiền thức ăn, răng số 6 còn duy trì sự ổn định của khớp cắn và cấu trúc xương hàm.
Nếu răng số 6 bị mất đi mà không được thay thế kịp thời, các răng xung quanh sẽ bị xô lệch, ảnh hưởng đến sự phân bổ lực nhai và cấu trúc hàm, đồng thời gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác.
Răng số 6 bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Sâu răng
Răng số 6 thường bị sâu do mọc sớm khi trẻ chưa ý thức tốt về vệ sinh răng miệng. Các hố rãnh trên bề mặt nhai của răng là nơi dễ tích tụ mảng bám và vi khuẩn, dẫn đến sâu răng và phá hủy cấu trúc răng.
Viêm quanh răng
Viêm lợi, tụt lợi và tiêu xương quanh răng khiến chân răng bị yếu và lung lay, dẫn đến mất răng. Các yếu tố như vệ sinh răng miệng kém, tiểu đường, thay đổi nội tiết tố, hay thói quen hút thuốc cũng góp phần thúc đẩy quá trình này.
Chấn thương hoặc vỡ răng
Tác động mạnh từ việc nhai đồ cứng hoặc tai nạn có thể làm gãy hoặc nứt răng. Nếu không được điều trị kịp thời, răng số 6 dễ bị hư hỏng nặng và phải nhổ bỏ.
Răng số 6 bị mất gây ra hậu quả như nào?
Suy giảm chức năng ăn nhai
Răng số 6 chịu phần lớn lực nhai. Khi răng này bị mất, lực nhai sẽ bị phân bổ không đều, gây khó khăn trong việc nghiền thức ăn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Tiêu xương hàm
Sau khi mất răng, xương hàm không còn được kích thích bởi lực nhai, dẫn đến tiêu xương. Tiêu xương không chỉ làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt (hóp má) mà còn gây khó khăn cho việc phục hình sau này.
Xô lệch răng
Răng bên cạnh răng mất sẽ có xu hướng nghiêng vào khoảng trống, còn răng đối diện thì trồi lên, làm mất cân bằng khớp cắn. Tình trạng này gây khó vệ sinh và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu.
Các phương pháp phục hồi răng số 6 hàm dưới
Cấy ghép implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ cấy một trụ titanium vào xương hàm tại vị trí mất răng, sau đó gắn mão răng sứ lên trên.
Ưu điểm:
- Thay thế chân răng thật, giúp ngăn ngừa tiêu xương.
- Không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Thẩm mỹ và chức năng nhai gần như răng thật.
- Độ bền cao, có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc tốt.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn các phương pháp khác.
- Yêu cầu xương hàm đủ dày và khỏe để cấy trụ Implant.
- Chi phí cấy ghép Implant răng số 6 dao động từ 7 triệu đến 34 triệu đồng tùy loại trụ (Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ) và tình trạng xương hàm.
Làm cầu răng sứ
Phương pháp này sử dụng hai răng bên cạnh răng mất làm trụ để gắn cầu sứ, phục hình lại răng số 6.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn so với cấy ghép Implant.
- Quy trình thực hiện nhanh, thường hoàn tất trong 2–3 lần hẹn.
Nhược điểm:
- Phải mài nhỏ răng thật bên cạnh, làm giảm độ bền của chúng.
- Không ngăn ngừa tiêu xương hàm tại vị trí răng mất.
- Chi phí làm cầu răng dao động từ 6 triệu đến 15 triệu đồng, tùy thuộc vào loại sứ được sử dụng.
Hàm giả tháo lắp
Phương pháp này ít được khuyến nghị cho răng hàm số 6 vì tính bất tiện và khả năng chịu lực kém, chủ yếu phù hợp cho trường hợp mất nhiều răng.
Khi quyết định phục hình răng số 6, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe răng miệng: Nếu xương hàm bị tiêu, cần thực hiện ghép xương trước khi cấy Implant.
- Ngân sách: Implant có chi phí cao hơn nhưng bền lâu và mang lại hiệu quả tối ưu. Cầu răng phù hợp nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí.
- Yêu cầu về thẩm mỹ và chức năng: Implant thường vượt trội hơn về thẩm mỹ và khả năng nhai.
Mất răng số 6 hàm dưới không chỉ gây khó khăn trong ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe lâu dài. Phục hình răng sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn các hậu quả tiêu cực. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ tại các nha khoa uy tín để được tư vấn và thực hiện quy trình phục hình hiệu quả.