Mất răng hàm số 7 nên trồng lại bằng phương pháp nào? 

Để giải quyết tình trạng mất răng hàm số 7 một cách hiệu quả, có nhiều phương pháp trồng lại răng để bạn có thể lựa chọn. Vậy mất răng hàm số 7 nên trồng lại bằng phương pháp nào?

Vai trò của răng hàm số 7 đối với hàm răng

Răng số 7 là chiếc răng ăn nhai chính nằm trên cung hàm. Đây là chiếc răng thứ 7 tính từ răng cửa số 1 vào, và mỗi cung hàm thường có 2 chiếc răng số 7 đối diện nhau.

Răng số 7 thường mọc khá muộn, thường vào độ tuổi từ 12 – 13 tuổi và chỉ mọc 1 lần duy nhất. Do có cấu trúc răng tương đối lớn, răng số 7 ở hàm trên có 3 chân và hàm dưới có 2 chân, với 3 ống tủy giúp giữ cấu trúc răng vững chắc, đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày diễn ra hiệu quả.

Việc mất răng số 7 thường do sâu răng không được khắc phục kịp thời, thói quen nghiến răng, hút thuốc lá, tai nạn, hay các bệnh lý như tiểu đường và tuổi cao. Để duy trì sức khỏe răng miệng và hàm răng tổng thể, bạn cần chú ý chăm sóc và bảo vệ răng số 7 một cách thường xuyên và kỹ lưỡng.

Hậu quả của việc mất răng số 7

  • Lực nhai yếu, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn nhiều, thức ăn không được nghiền kỹ trước khi đưa vào hệ tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng không tốt tới đường ruột và dạ dày.
  • Răng số 7 khi không được phục hình sớm có thể dẫn đến tiêu xương hàm và tụt lợi.
  • Mất răng số 7 làm cho má bị hóp lại, da mặt chảy xệ và các nếp nhăn xuất hiện, làm bạn trông già hơn so với tuổi thật.
  • Khoảng trống trên khuôn hàm khi bị mất răng số 7 có thể làm các răng bên cạnh đổ nghiêng, gây xô lệch và ảnh hưởng tới hệ thống nhai.
  • Mất răng hàm số 7 cũng khiến các răng đối diện không còn được nâng đỡ, tạo áp lực lớn lên quai hàm, gây ra các cơn đau nhức như đau cơ hàm, đau đầu và mỏi vai gáy, gây khó chịu cho bạn.
  • Các răng gần kề có thể dịch chuyển vào khoảng trống của răng mất, trong khi các răng đối diện với vùng mất răng có thể bị nổi hoặc thụt xuống quá mức. Về lâu dài, điều này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến khớp cắn.

Mất răng hàm số 7 trồng lại bằng phương pháp nào tốt?

Để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, việc phục hình lại răng số 7 là rất cần thiết. Có ba phương pháp chính để phục hình răng này bao gồm trồng răng implant, làm cầu răng sứ và làm răng giả tháo lắp.

  • Trồng răng implant sử dụng trụ implant được cấy trực tiếp vào vị trí răng mất để khôi phục chức năng ăn nhai. Sau khi trụ implant tích hợp vững chắc vào xương hàm (thường từ 3 đến 6 tháng). Mão sứ sẽ được lắp đặt thông qua abutment để hoàn thiện răng thay thế. Implant không chỉ ăn nhai tốt và chắc chắn như răng thật mà còn không ảnh hưởng đến răng bên cạnh và không gây tình trạng tiêu xương.
  • Phương pháp cầu răng sứ và răng giả tháo lắp thường không được sử dụng cho trường hợp này do cần sử dụng răng bên cạnh làm cầu neo chặn, nhưng với răng số 8 thường mọc lệch hoặc không đủ chức năng để làm trụ cho răng giả.

Vì vậy, khi bị mất răng hàm số 7, trồng răng implant được xem là lựa chọn tối ưu để phục hình. Quan trọng nhất là bạn cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi, tại các nha khoa uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối. Nha khoa Thùy Anh là một trong những địa chỉ hàng đầu về trồng răng implant, mang đến sự yên tâm và chất lượng trong phục hình răng mất.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã có đủ thông tin về phương pháp phục hình tốt nhất khi mất răng hàm số 7. Nếu bạn có đủ điều kiện về sức khỏe và tài chính, trồng răng implant là lựa chọn ưu việt nhất cho bạn. Phương pháp này không chỉ đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn mà còn mang lại tuổi thọ lâu dài, không cần thay thế sau một thời gian sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Messenger nha khoa Thuy Anh
Facebook Chat