Răng là bộ phận đầu tiên của quá trình tiêu hóa, chức năng chính của răng là giúp nhai và nghiền nát thức ăn. Ngoài chức năng ăn nhai, răng miệng còn giúp tăng giá trị thẩm mỹ gương mặt. Vậy mất răng hàm dưới có sao không? Cô/chú và anh chị đang gặp tình trạng bị mất răng hàm dưới hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Thùy Anh nhé.
Tại sao lại mất răng hàm dưới?
Những lý do dưới đây đều tác động không nhỏ vào tình trạng mất răng hàm dưới như:
– Do tuổi cao
Tuổi tác cao, lão hóa dần xuất hiện, loãng xương, tụt lợi khiến răng không còn được chắc khỏe và dẫn đến mất răng.
– Thói quen ăn uống kém, thiếu hụt chất dinh dưỡng
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất răng là thói quen ăn uống kém, thiếu hụt canxi gây loãng xương hay ăn nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao mà không được vệ sinh cẩn thận gây tổn hại tới men răng, nướu răng và sâu răng, những lỗ sâu này có thể tiến triển qua men răng và đi vào các lớp sâu hơn của răng, gây đau nhức đáng kể và cuối cùng là mất răng.
– Chế độ vệ sinh răng miệng kém
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng lung lay và mất răng là tình trạng viêm nha chu (hay còn gọi là bệnh nướu răng) không chỉ ảnh hưởng đến nướu mà còn ảnh hưởng đến dây chằng và xương bao quanh và nâng đỡ răng của bạn.
Bệnh nha chu là do vi khuẩn có trong mảng bám răng có thể cứng lại và hình thành cao răng mà chỉ đánh răng thôi cũng không thể loại bỏ được. Tình trạng này thường phát triển do vệ sinh răng miệng kém, không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để loại bỏ mảng bám. Một số dấu hiệu của bệnh nha chu như nướu đỏ hoặc sưng, chảy máu khi đánh răng, tụt nướu tụt lợi gây mất răng.
– Tai nạn, chấn thương
Thật không may, một trong những nguyên nhân gây mất răng là một số sự cố từ tác động bên ngoài sẽ dẫn đến răng bị hư hỏng một phần hoặc sứt mẻ, nhưng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn, có thể dẫn đến mất răng.
– Một số thói quen xấu
Một số thói quen như nghiến răng và hút thuốc lá đều ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng:
+ Nghiến răng
Nghiến răng với tần suất nhiều có thể làm mòn răng, lung lay răng và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất răng hoàn toàn.
+ Hút thuốc lá
Một nguyên nhân phổ biến khác gây mất răng theo thời gian là hút thuốc, hút thuốc có thể gây ra bệnh nha chu dẫn đến nguy cơ mất răng sớm
+ Các bệnh lý
Một số bệnh lý như đái tháo đường, viêm hay ung thư khớp cắn… đề làm răng yếu dần và dễ rụng hơn.
Mất răng hàm dưới có sao không?
Mất răng tiềm ẩn những hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Khi một chiếc răng hoặc nhiều chiếc răng bị mất đi, một khoảng trống sẽ được tạo ra cho phép các răng bên cạnh di chuyển vào khoảng trống hiện có, khiến răng lệch lạc, khấp khểnh.
– Giảm sức nhai
Mất răng hàm dưới khiến lực nhai giảm sút do không có sự nâng đỡ của răng hàm dưới, không thể nghiền nhỏ thức ăn, ảnh hưởng đến hấp thụ chất dinh dương của cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đau dạ dày và các biến chứng liên quan.
– Rối loạn chức năng khớp
Khi răng một bên bị mất, người bệnh có xu hướng chỉ nhai thức ăn ở bên còn lại, và lực cắn bị dồn về một bên có thể gây đau dữ dội ở vùng khớp thái dương hàm
– Ảnh hưởng đến răng xung quanh
Nếu răng quan trọng để nhai thức ăn (tức là răng số 7) bị mất, lực cắn sẽ dồn về răng cửa. Nhai thức ăn không phải là chức năng chính của răng cửa. Khi chúng phải chịu nhiều lực tác động, như trường hợp mất nhiều răng, có thể dẫn đến các vết nứt trên răng.
– Tiêu xương ổ răng
Răng mất lâu ngày không được phục hình, sẽ không có lực nhai tác động lên phần xương hàm sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương, gặp khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
– Vấn đề thẩm mỹ
Sự tiêu xương ổ răng và thoái hóa của xương hàm ảnh hưởng đến diện mạo của khuôn mặt qua xương. Mặt chảy xệ khiến bạn trông già hơn, nguyên nhân là do xương hàm hàm dưới bị co lại, da mặt chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn, khiến mặt bạn già hơn so với tuổi.
– Đau đầu vì mất răng
Nếu không có sự hỗ trợ của răng hàm dưới khớp cắn sẽ không chuẩn, tình trạng cắn răng có thể gây tổn thương các khớp nối hai xương hàm, gây đau và nhức đầu, ảnh hưởng nhiều đến khớp thái dương hàm.
Cách khắc phục tình trạng mất răng hàm dưới
Mất răng hiện nay không phải là điều quá quan trong. Đi cùng với sự phát triển của khoa học nhiều phương pháp phục hình răng ra đời, giúp cải thiện thẩm mỹ và khôi phục khả năng ăn nhai một cách hoàn hảo nhất.
– Hàm giả tháo lắp: Một trong những phương pháp
– Cầu răng sứ: Phương pháp này có khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cao hơn cả hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, do sử dụng cầu răng nên 2 răng bên cạnh sẽ bị mài mòn để làm trụ cầu, răng bị mài sẽ yếu hơn và tình trạng tiêu xương hàm vẫn xảy ra do không có chân răng.
– Trồng răng nhân tạo implant, trồng răng toàn hàm all on 4, all on 6
Răng implant có chân răng được cắm chắc chắn vào trong xương hàm phục hình cho trường hợp mất 1 răng. Trường hợp mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm dưới có thể sử dụng phương pháp all on 4 hay all on 6 với 4 đến 6 trụ implant được cắm vào trong xương hàm nhằm nâng đỡ hàm răng giả phía trên.
Chân răng implant có cấu tạo hình xoắn ốc, cùng với công nghệ xử lý bề mặt nhám giúp tích hợp vào xương hàm y như chân răng thật có tính thẩm mỹ cao, cải thiện chức năng ăn nhai một cách hoàn hảo. bên cạnh đó, lực nhai được tác động một cách đều đặn, không gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Tuổi thọ của răng implant có thể tồn tại suốt đời nếu cô/chú anh chị có chế độ ăn uống và chăm sóc cẩn thận.
Nếu cô/chú và anh chị gặp tình trạng đã mất một chiếc răng, nhiều răng hay tình trạng mất răng toàn bộ hàm dưới và muốn phục hình răng để đảm bảo thẩm mỹ, sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống. Hãy liên hệ với Nha khoa Thùy Anh sớm nhất để được đội ngũ bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu rộng trực tiếp thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, chúng tôi còn trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại cùng phòng phẫu thuật đảm bảo vô trùng tuyệt đối đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra nhanh nhất và hiệu quả nhất.