Cũng giống như những chiếc răng khác trên cung hàm, răng số 3 là chiếc răng có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và tính thẩm mỹ của nụ cười. Vậy răng số 3 là răng nào? Mất răng số 3 có nguy hiểm không?
Răng số 3 là răng gì? Thay khi nào?
Răng số 3 (răng nanh) là chiếc răng nằm ở giữa răng cửa và răng hàm đầu tiên. 2 chiếc răng nanh đầu tiên thường mọc ở hàm trên khi bé được khoảng 16 tháng, 2 chiếc răng tiếp theo mọc khi bé được 23 tháng. Từ 9 – 12 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng nanh.
Chiếc răng số 3 này thường dài và nhọn hơn các răng khác trên cung hàm. Răng nanh có vai trò quan trọng trong việc ăn, nói, duy trì hình dạng của môi và giúp các răng khác mọc đúng vị trí.
Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc cắn và xé thức ăn thành các miếng vừa ăn. Trong khi đó, khi bạn thực hiện hành động nói, răng nanh hoạt động đồng bộ với răng cửa, hình thành nên các âm tiết và từ ngữ trong câu, giúp bạn phát âm một cách chính xác và rõ ràng.
Bên cạnh đó, răng số 3 còn có vai trò liên kết các răng còn lại trên cung hàm nhằm duy trì vị trí của răng hàm trên và hàm dưới giúp răng mọc đúng vị trí.
Mất răng số 3 có nguy hiểm không?
Nếu không may mất răng số 3, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:
- Mất đi khả năng ăn nhai, vùng da phía trên răng số 3 cũng dần bị chảy xệ, gây ra tình trạng lão hóa sớm.
- Mất răng số 3 sẽ gây ra các bệnh lý về răng miệng, vì khi mất răng số 3, thì răng số 2 và 4 bị xô lệch. Nếu không được phục hình kịp thời thì độ xô lệch của các nhóm răng này sẽ cao hơn, vùng răng số 3 cũng khó vệ sinh. Tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề vệ sinh răng và gây ra các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, và tụt nướu.
- Không còn lực tác động lên xương hàm khu vực răng số 3, dẫn đến việc xương hàm tiêu dần. Điều này có thể gây ra tình trạng xoang hàm mở rộng, tác động lên sự ổn định của các răng xung quanh.
- Vị trí gần răng cửa của răng số 3 khiến nó dễ lộ khi cười hoặc nói lớn, gây mất thẩm mỹ cho nụ cười và ảnh hưởng đến tự tin của người mất răng.
Chúng ta đều chủ quan cho răng việc mất răng không quá nguy hiểm, mất răng này còn răng khác nhưng thực tế những hệ lụy của việc mất răng là không thể lường trước được. Bởi vậy bạn cần tìm hiểu những biện pháp phục hình răng mất càng sớm càng tốt nhé.
Cách phục hình răng số 3 thẩm mỹ và bền chắc nhất
Hiện nay có 3 cách phục hình răng số 3 là làm răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. Trong đó trồng răng implant là giải pháp được các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện.
Trụ implant giúp phục hình răng số 3 một cách độc lập, không vướng víu như hàm giả tháo lắp và không phải mài 2 răng bên cạnh như cầu răng sứ. Cấu tạo và chức năng ăn nhai của răng implant gần như răng thật, độ bền là trọn đời nếu được chăm sóc tốt.
Cấu tạo của răng implant gồm:
- Chân răng implant (Fixture): Đây là thành phần được cấy vào trong xương hàm của bạn, có thiết kế dạng ren xoắn giống như một chiếc ốc vít. Tuy nhiên, về bản chất thì chân răng implant được cấu tạo từ titanium nguyên chất, bề mặt được xử lý đặc biệt đảm bảo cho các tế bào xương của cơ thể bám lên đó và tạo ra sự tích hợp sinh học đối với cơ thể.
- Trụ phục hình (Abutment): Đây là thành phần ở giữa, kết nối chân răng implant phía dưới và chụp răng sứ phía trên. Abutment có thể được chế tạo bằng titanium hay zirconia.
- Răng sứ trên implant: Là phần gắn lên abutment để thực hiện chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.
Cấy ghép implant là kỹ thuật bác sĩ thực hiện đặt trụ implant được làm từ titanium vào trong xương hàm. Thời gian cấy 1 trụ implant mất khoảng 15 phút, sau đó bạn sẽ cần đợi từ 2 – 6 tháng để trụ tích hợp với xương hàm sau đó sẽ lắp mão sứ lên trên. Với răng số 3 là răng cửa, để đảm bảo tính thẩm mỹ bác sĩ sẽ gắn răng tạm trên implant.
Trên đây là thông tin giải đáp về việc mất răng số 3 có nguy hiểm không. Việc mất răng đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi, điều quan trọng là cần tìm giải pháp khắc phục sớm để tránh gặp phải tình trạng tiêu xương, lão hóa, xô lệch răng. Và bạn cũng đừng quên lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra an toàn và hiệu quả nhé.