Mất răng dù do nguyên nhân gì gây nên cũng để lại những hậu quả hết sức nghiệm trọng. Có thể khi mới mất răng chưa có triệu chứng gì nguy hiểm tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của răng miệng và cơ thể. Vậy nguyên nhân và hậu quả của việc mất răng lâu năm là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Tình trạng mất răng lâu năm xảy ra nguyên nhân do đâu?
Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều giữ một vai trò nhất định không thể thay thế. Cụ thể răng nhóm trước gồm răng cửa, răng nanh có nhiệm vụ cắn xé thức ăn và duy trì thẩm mỹ của nụ cười, còn các nhóm răng hàm thực hiện nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì vậy, khi mất một trong những chiếc răng này sẽ làm suy giảm các chức năng của ăn nhai của hàm răng, gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây nên tình trạng mất răng có thể kể tới gồm:
– Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách khiến vi khuẩn tích tụ, dẫn tới các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… lâu ngày sẽ gây mất răng.
– Do tai nạn, chấn thương trong hoạt động hàng ngày.
– Mất răng do di truyền, sinh ra đã bị thiếu răng.
– Nếu bạn thường xuyên ăn đồ mềm, răng và nướu ít được hoạt động khiến lực nhai yếu dần.
– Hút thuốc lá quá nhiều khiến tích tụ mảng bám trên răng, xuất hiện bệnh viêm lợi và lâu dần gây mất răng.
– Tuổi càng cao thì tỉ lệ mất răng càng lớn.
– Người mắc cài bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, viêm thấp khớp… cũng có nguy cơ mất răng cao hơn người có sức khỏe ổn định.
Hậu quả của việc mất răng lâu năm là gì?
- Ảnh hưởng tới các răng xung quanh
Khoảng trống ở vị trí mất răng nếu không được thay thế sớm sẽ khiến răng xung quanh bị mất lực nâng đỡ. Răng kế cận sẽ nghiêng về phía khoảng trống mất răng khiến những răng còn lại bị xô lệch, răng đối diện răng mất cũng có xu hướng trồi lên. Tình trạng này làm mất cân bằng giữa các răng, cản trở hoạt động ăn nhai, lâu ngày gây lệch khớp cắn, loạn khớp thái dương hàm, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng thường xuyên.
Với trường hợp bị mất răng hàm thì lực nhai sẽ tập trung vào răng cửa, khi phải hoạt động nhiều răng cửa sẽ chìa ra phía trước, răng cũng bị yếu và dễ gãy rụng hơn.
- Hiện tượng đau đầu khi bị mất răng
Do việc mất răng lâu năm khiến răng xung quanh mất ổn định, tiềm ẩn nguy cơ lệch khớp cắn, loạn khớp thái dương hàm… nên sẽ gây ảnh hưởng tới dây thần kinh kết nối 2 xương hàm. Bởi vậy, người bị mất răng sâu 1 thời gian không phục hình sẽ bị đau đầu, chán ăn, chóng mặt…
- Xương hàm bị tiêu
Mật độ xương hàm cần được duy trì khi có sự kích thích từ lực nhai tác động bởi chân răng. Vì vậy, khi bị mất răng thì lực đó cũng không còn, xương hàm cũng tiêu theo thời gian, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh chóng trong 6 tháng đầu, có thể lên tới 60% khối lượng xương.
- Ảnh hưởng tới xoang hàm
Khi tình trạng tiêu xương và không xử trí kịp thời cũng sẽ khiến xoang hàm mở rộng => gây phá hủy xương hàm từ trong ra ngoài. Thời điểm này việc phục hình răng sẽ trở nên khó khăn hơn, cần phải áp dụng thêm biện pháp nâng xoang hàm.
- Lão hoá sớm
Chức năng của xương hàm là nâng đỡ các cấu trúc của gương mặt. Bởi vậy, nếu xương hàm bị tiêu đi thì vùng má tại vị trí đó sẽ bị hóp lại, da xuất hiện nếp nhăn, khuôn mặt lão hóa sớm.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hoá
Mất răng đồng nghĩa với chức năng ăn nhai bị suy giảm, dẫn tới sự hạn chế trong quá trình nghiền nhỏ thức ăn. Khi đó, thức ăn đưa xuống cơ quan tiêu hóa sẽ phải hoạt động mạnh hơn nên gây ra nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa.
- Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi mất răng lâu năm. Cuộc nghiên cứu trên gần 61.000 người từ 40 – 70 tuổi chỉ ra rằng người bị mất răng, đặc biệt là từ 2 chiếc răng trở lên thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Điều này là do khi bị mất răng lâu năm, vùng nướu răng tại đó rất khó được làm sạch, khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây tổn thương, nhiễm trùng. Điều này dẫn tới nguy cơ vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập vào máu qua các nhiễm trùng trong miệng, lâu ngày gây viêm mạch máu, ảnh hưởng tới tim mạch.
Để hạn chế những rủi ro trên, bạn cần tiến hành phục hình răng càng sớm càng tốt. Những giải pháp để khôi phục răng mất gồm trồng răng implant, làm cầu răng sứ và răng giả tháo lắp. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với một tình trạng khác nhau, để có phương án điều trị tốt nhất bạn hãy đến các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám nhé.
